Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24401/CT-TTHT | Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2017 |
Kính gửi: Cổng thông tin điện tử - Bộ Tài chính
Cục thuế TP Hà Nội nhận được Phiếu chuyển số 336/PC-TCT ngày 17/4/2017 của Tổng cục Thuế chuyển thư hỏi của độc giả Cao Thị Thu Ngân ở Hà Nội do Cổng thông tin điện tử - Bộ Tài chính chuyển đến (sau đây gọi là “Độc giả”) hỏi về chính sách thuế. Cục thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng.
+ Tại khoản 21 Điều 4 quy định đối tượng không chịu thuế GTGT:
“21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.”
+ Tại Điều 9 quy định thuế suất thuế GTGT 0%.
+ Tại Điều 10 quy định thuế suất thuế GTGT 5%.
+ Tại Điều 11 quy định thuế suất thuế GTGT 10%.
“Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này…”
- Căn cứ khoản 1, khoản 10 Điều 3 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin, quy định khái niệm sản phẩm phần mềm.
1. Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.
…
10. Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt khai thác sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.”
+ Tại khoản 3 Điều 9 quy định về hoạt động công nghiệp phần mềm:
“Điều 9. Hoạt động công nghiệp phần mềm
3. Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:
a) Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;
b) Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;
c) Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;
d) Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;
đ) Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;
e) Dịch vụ tích hợp hệ thống;
g) Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;
h) Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;
i) Các dịch vụ phần mềm khác.”
- Căn cứ Thông tư số 09/2013/TT-BTTT ngày 08/4/2015 của Bộ Thông tin & Truyền thông ban hành về danh mục sản phẩm phần mềm và phần cứng, điện tử.
Căn cứ các quy định trên, Cục thuế TP Hà Nội trả lời nguyên tắc như sau:
Trường hợp Công ty của Độc giả có hoạt động sản xuất và gia công phần mềm cho khách hàng thuộc danh mục sản phẩm phần mềm được quy định tại Thông tư số 09/2013/TT-BTTTT ngày 08/4/2014 và khoản 3 Điều 9 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản 21 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính nêu trên. Dịch vụ đào tạo khách hàng sử dụng phần mềm của Công ty Độc giả không thuộc danh mục sản phẩm phần mềm theo quy định nêu trên, mức thuế suất thuế GTGT áp dụng là 10%.
Trường hợp trong quá trình thực hiện còn vướng mắc, đề nghị Công ty của Độc giả liên hệ với cơ quan quản lý thuế trực tiếp để được hướng dẫn chi tiết.
Cục thuế TP Hà Nội trả lời để Cổng thông tin điện tử - Bộ Tài chính được biết và hướng dẫn Độc giả thực hiện./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 57815/CT-HTr năm 2015 về đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 2Công văn 53913/CT-TTHT năm 2016 về chính sách thuế đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 3Công văn 24617/CT-TTHT năm 2017 về đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 4Công văn 13957/CT-TTHT năm 2017 về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 5Công văn 70588/CT-TTHT năm 2017 về đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 1Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2Luật Chuyển giao công nghệ 2006
- 3Nghị định 71/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin
- 4Thông tư 09/2013/TT-BTTTT về Danh mục sản phẩm phần mềm và cứng, điện tử do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Công văn 57815/CT-HTr năm 2015 về đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 7Công văn 53913/CT-TTHT năm 2016 về chính sách thuế đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 8Công văn 24617/CT-TTHT năm 2017 về đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 9Công văn 13957/CT-TTHT năm 2017 về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 10Công văn 70588/CT-TTHT năm 2017 về đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
Công văn 24401/CT-TTHT năm 2017 đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 24401/CT-TTHT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 26/04/2017
- Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội
- Người ký: Mai Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/04/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra