- 1Nghị định 111/2011/NĐ-CP về chứng nhận, hợp pháp hóa lãnh sự
- 2Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012
- 3Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân
- 4Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 205/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Nghị định 11/2016/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20055/CT-TTHT | Hà Nội, ngày 17 tháng 04 năm 2018 |
Kính gửi: Công ty TNHH tư vấn OKB Việt Nam
Đ/c: Phòng 2.11, Tầng 2, tòa nhà CornerStone, 16 Phan Chu Trinh, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội; MST: 0107733867
Trả lời công văn số 01-CV/2018 ngày 06/3/2018 của Công ty TNHH tư vấn OKB Việt Nam (sau đây, gọi tắt là Công ty) hỏi về chính sách thuế Thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú người Nhật Bản, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Điều 1 Luật số 26/2016/QH13 ngày 22/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều về Luật Thuế TNCN.
- Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.
- Căn cứ Khoản 3 Điều 2 Hiệp định giữa Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập:
“3/ Những loại thuế hiện hành được áp dụng trong Hiệp định này là:
a. Tại Việt Nam:
(i) Thuế thu nhập cá nhân;
(ii) Thuế lợi tức;
(iii) Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài;
(iv) Thuế đối với các nhà thầu nước ngoài (trong phạm vi được coi như là thuế thu trên lợi tức);
(v) Thuế đối với các nhà thầu phụ nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí (trong phạm vi được coi như là thuế thu trên lợi tức); và
(vi) Thuế đối với tiền bản quyền;
(Dưới đây được gọi là “thuế Việt Nam”);
b, Tại Nhật Bản:
(i) Thuế thu nhập;
(ii) Thuế công ty; và
(iii) Các loại thuế cư trú của địa phương;
(Dưới đây được gọi là “thuế Nhật Bản).”
- Căn cứ Điều 48 Thông tư số 205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 hướng dẫn biện pháp khấu trừ thuế:
“Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam có thu nhập, và đã nộp thuế tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam, nếu tại Hiệp định, Việt Nam cam kết thực hiện biện pháp khấu trừ thuế thì khi đối tượng cư trú này kê khai thuế thu nhập tại Việt Nam, các khoản thu nhập đó sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam và số tiền thuế đã nộp ở Nước ký kết sẽ được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Việc khấu trừ thuế thực hiện theo các nguyên tắc dưới đây:
a) Thuế đã nộp ở Nước ký kết được khấu trừ là sắc thuế được quy định tại Hiệp định;
b) Số thuế được khấu trừ không vượt quá số thuế phải nộp tại Việt Nam tính trên thu nhập từ Nước ký kết theo quy định pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam nhưng cũng không được khấu trừ hoặc hoàn số thuế đã nộp cao hơn ở nước ngoài;
c) Số thuế đã nộp ở Nước ký kết được khấu trừ là số thuế phát sinh trong thời gian thuộc năm tính thuế tại Việt Nam....”
- Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính:
+ Tại Khoản 2 Điều 2 hướng dẫn về các khoản thu nhập chịu thuế:
“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
…
đ.7) Các khoản lợi ích khác.
Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động như: chi trong các ngày nghỉ, lễ; thuê các dịch vụ tư vấn, thuê khai thuế cho đích danh một hoặc một nhóm cá nhân; chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng
...g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:
...g.7) Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ....”
+ Tại Điều 9 hướng dẫn về các khoản giảm trừ:
“...1. Giảm trừ gia cảnh
... c) Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh
c.1) Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế:
... c.1.2) Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng).
+ Tại Khoản 1 Điều 25 hướng dẫn về khấu trừ thuế:
“1. Khấu trừ thuế
Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:
...b.3) Đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế) hoặc theo Biểu thuế toàn phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế).
...b.5) Số thuế phải khấu trừ đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú được xác định theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư này; của cá nhân không cư trú được xác định theo Điều 18 Thông tư này. ...”
+ Tại Điều 26 hướng dẫn về khai thuế, quyết toán thuế:
“... 2. Khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh
...đ) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ thực hiện quyết toán thuế thay cho cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền lương, tiền công mà cá nhân nhận được từ tổ chức, cá nhân trả thu nhập.
e) Nguyên tắc khai thuế, quyết toán thuế đối với một số trường hợp như sau:
e.1) Trường hợp cá nhân cư trú có thu nhập phát sinh tại nước ngoài đã tính và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của nước ngoài thì được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài. Số thuế được trừ không vượt quá số thuế phải nộp tính theo biểu thuế của Việt Nam tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài. Tỷ lệ phân bổ được xác định bằng tỷ lệ giữa số thu nhập phát sinh tại nước ngoài và tổng thu nhập chịu thuế. ...”
+ Tại Điều 28 hướng dẫn về hoàn thuế:
“Điều 28. Hoàn thuế:
1. Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với những cá nhân đã đăng ký và có mã số thuế tại thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế.
2. Đối với cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân. Sau khi bù trừ, nếu còn số thuế nộp thừa thì được bù trừ vào kỳ sau hoặc hoàn thuế nếu có đề nghị hoàn trả.
3. Đối với cá nhân thuộc diện khai trực tiếp với cơ quan thuế có thể lựa chọn hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ sau tại cùng cơ quan thuế.”
- Căn cứ Điều 12 Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 sửa đổi, bổ sung điểm c, khoản 2, Điều 26 Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:
“c) Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh có trách nhiệm khai quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ khai thuế tiếp theo, trừ các trường hợp sau:
c.1) Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ sau.
...c.4) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế tại nguồn theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này...”
- Căn cứ Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế GTGT và thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế TNCN quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế:
+ Tại Khoản 1 Điều 11 sửa đổi, bổ sung tiết b.9 điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính:
“b.9) Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc.”
+ Tại Khoản 3 Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013:
2. Khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế
a) Nguyên tắc khai thuế
a.4) Ủy quyền quyết toán thuế
a.4.1) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay trong các trường hợp sau:
- Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 (mười hai) tháng trong năm.
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 (mười hai) tháng trong năm, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế 10% mà không có yêu cầu quyết toán đối với phần thu nhập này.
- Cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới trong trường hợp tổ chức cũ thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp. Cuối năm người lao động có ủy quyền quyết toán thuế thì tổ chức mới phải thu lại chứng từ khấu trừ thuế TNCN do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động (nếu có) để làm căn cứ tổng hợp thu nhập, số thuế đã khấu trừ và quyết toán thuế thay cho người lao động.
a.5) Nguyên tắc khai quyết toán thuế đối với một số trường hợp như sau:
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong trường hợp số ngày có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 (mười hai) tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên.
+ Năm tính thuế thứ nhất: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày tính đủ 12 (mười hai) tháng liên tục.
+ Từ năm tính thuế thứ hai: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
- Trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh.
Trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam nhưng trước khi xuất cảnh chưa làm thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế thì có thể ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự cho đơn vị trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác quyết toán thuế theo quy định nếu tổ chức, cá nhân đó cam kết chịu trách nhiệm với cơ quan thuế về số thuế thu nhập cá nhân phải nộp của cá nhân theo quy định. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày cá nhân xuất cảnh.
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền cộng đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì không ủy quyền quyết toán thuế mà cá nhân tự khai quyết toán thuế kèm theo hồ sơ xét giảm thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 46 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.
...b) Hồ sơ khai thuế
b.1) Hồ sơ khai thuế quý
Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công khai thuế quý trực tiếp với cơ quan thuế theo Tờ khai mẫu số 02/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC....”
+ Tại Điều 23 sửa đổi, bổ sung Điều 53 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính như sau
“Điều 53. Hoàn thuế thu nhập cá nhân
Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì được hoàn thuế, hoặc bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo....”
- Căn cứ Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ:
+ Tại Khoản 2 Điều 2 về giải thích từ ngữ:
“2. “Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.”
+ Tại Khoản 2 Điều 4 quy định về yêu cầu chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự:
“2. Để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam, các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp quy định tại Điều 9 Nghị định này.”
- Căn cứ Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 3/2/2016 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam:
+ Tại tiết a, Khoản 1 Điều 4 quy định về sử dụng người lao động nước ngoài
“a) Người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc. Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì người sử dụng lao động phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”
+ Tại Điều 10 quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động:
“1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội...”
Căn cứ các quy định trên:
1. Về kê khai thuế TNCN của cá nhân cư trú nhận thu nhập từ nước ngoài:
Cá nhân cư trú người nước ngoài có thu nhập từ tiền lương, tiền công do công ty mẹ tại nước ngoài chi trả thì thực hiện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế đối với phần thu nhập nêu trên theo mẫu 02/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
Công ty thực hiện khấu trừ thuế TNCN của người lao động theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC nêu trên.
Cuối năm người lao động nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam nếu không thuộc đối tượng được ủy quyền thì phải tự quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế theo mẫu số 02/QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC nếu thuộc đối tượng phải quyết toán thuế TNCN theo hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư số 151/2014/TT-BTC nêu trên.
2. Về khấu trừ thuế TNCN và thuế cư trú đã nộp ở nước ngoài:
Khi người lao động thực hiện quyết toán thuế TNCN, số tiền thuế cư trú và thuế TNCN mà cơ quan chi trả tại Nhật Bản đã khấu trừ thuế theo quy định của pháp luật Nhật Bản được trừ vào số thuế TNCN phải nộp ở Việt Nam, số thuế được trừ không vượt quá số thuế phải nộp tính theo biểu thuế của Việt Nam tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài. Tỷ lệ phân bổ được xác định bằng tỷ lệ giữa số thu nhập phát sinh tại nước ngoài và tổng thu nhập chịu thuế.
3. Về ủy quyền hoàn thuế TNCN của người lao động vào tài khoản Công ty:
Trường hợp người lao động đã về nước, ủy quyền QTT và thủ tục hoàn thuế cho Công ty và muốn số tiền hoàn thuế được trả vào tài khoản của Công ty, để đảm bảo tính xác thực của Giấy ủy quyền, tránh xảy ra tranh chấp giữa các bên về khoản tiền hoàn thuế từ ngân sách nhà nước, nếu giấy ủy quyền được lập tại nước ngoài và bằng tiếng nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự.
4. Về xác định thu nhập chịu thuế TNCN:
- Tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động nước ngoài đối với khoản chi phí làm thẻ tạm trú, chi phí khám sức khỏe cho người lao động nước ngoài do Công ty chi trả thay cho người lao động.
- Không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động nước ngoài đối với khoản trợ cấp chuyển vùng, khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông; chi phí làm giấy phép lao động do Công ty trả hộ, trợ cấp chuyển vùng một lần.
Đối với khoản chi phí vận chuyển đồ đạc nằm trong trợ cấp chuyển vùng một lần của người lao động và đứng dưới tên vợ người lao động nếu có đầy đủ chứng từ chứng minh thực tế phát sinh thì không tính, vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Cục thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty được biết và thực hiện./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 6670/CT-TTHT năm 2018 về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với khoản tiền thưởng bằng tiền cho cá nhân kinh doanh do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 2Công văn 7443/CT-TTHT năm 2018 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 3Công văn 9841/CT-TTHT năm 2018 về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú người Nhật Bản do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 4Công văn 26770/CT-TTHT năm 2018 về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với lao động thuê ngoài do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 5Công văn 43329/CT-TTHT năm 2018 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 6Công văn 42304/CT-TTHT năm 2018 về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với hợp đồng giao khoán do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 1Nghị định 111/2011/NĐ-CP về chứng nhận, hợp pháp hóa lãnh sự
- 2Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012
- 3Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân
- 4Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 205/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Bộ luật dân sự 2015
- 10Nghị định 11/2016/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- 11Công văn 6670/CT-TTHT năm 2018 về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với khoản tiền thưởng bằng tiền cho cá nhân kinh doanh do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 12Công văn 7443/CT-TTHT năm 2018 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 13Công văn 9841/CT-TTHT năm 2018 về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú người Nhật Bản do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 14Công văn 26770/CT-TTHT năm 2018 về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với lao động thuê ngoài do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 15Công văn 43329/CT-TTHT năm 2018 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 16Công văn 42304/CT-TTHT năm 2018 về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với hợp đồng giao khoán do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
Công văn 20055/CT-TTHT năm 2018 về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú người Nhật Bản do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 20055/CT-TTHT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 17/04/2018
- Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội
- Người ký: Mai Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/04/2018
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết