Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1213 /BTP-BTTP | Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2010 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Luật công chứng năm 2006 và Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký đã phân biệt rõ hoạt động công chứng với hoạt động chứng thực. Để triển khai chủ trương này của Luật công chứng, Nghị định số 79 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP, tại điểm 8 Thông tư này đã hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chuyển giao việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà, đất sang tổ chức hành nghề công chứng ở những địa bàn cấp huyện mà các tổ chức hành nghề công chứng đảm đương được hoạt động. Tiếp đó, ngày 19/10/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/2009/NĐ-CP về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trong đó tại điểm b, khoản 4, Điều 26 Nghị định này có quy định giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm: “ Thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương để đáp ứng yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; xem xét, quyết định chuyển giao việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch mà Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đang thực hiện sang tổ chức hành nghề công chứng ở địa bàn cấp huyện mà tổ chức hành nghề công chứng đáp ứng được yêu cầu công chứng.”
Cũng trong thời gian qua, Bộ Tư pháp đã có Công văn số 978/BTP-HCTP ngày 2/4/2009 gửi các Sở Tư pháp; Công văn số 1939/BTP-BTTP ngày 18/6/2009 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Công văn số 3745/BTP-BTTP ngày 26/10/2009 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn đôn đốc chuyển giao việc chứng nhận hợp đồng, giao dịch sang tổ chức hành nghề công chứng theo tinh thần Luật công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên.
Theo báo cáo tính đến ngày 26/4/2010 đã có: 50 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Quyết định chuyển giao các hợp đồng, giao dịch từ Ủy ban nhân dân sang cho các tổ chức hành nghề công chứng, 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa có quyết định chuyển giao (có danh sách kèm theo).
Để tiếp tục thực hiện tốt các quy định của Luật công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành, đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng đồng thời tăng cường bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, Bộ Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương những nơi chưa có quyết định chuyển giao cần khẩn trương xem xét, quyết định chuyển giao việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch từ Ủy ban nhân dân sang cho tổ chức hành nghề công chứng thực hiện ở những địa bàn cấp huyện mà tổ chức hành nghề công chứng đảm đương được nhiệm vụ này. Đối với những địa phương đã ban hành quyết định chuyển giao ở một số địa bàn cấp huyện thì cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương theo quy hoạch và lộ trình hợp lý để tiếp tục xem xét, quyết định chuyển giao ở những địa bàn còn lại.
Để việc chuyển giao được thuận lợi, các địa phương cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân địa phương việc chuyển giao là phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước trong cải cách thủ tục hành chính, cải cách tư pháp, phù hợp với chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng theo tinh thần của Luật công chứng đã được Quốc hội thông qua, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và ổn định công tác chứng thực của UBND cấp xã, cấp huyện, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch của người dân, do hoạt động công chứng có đội ngũ công chứng viên được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ thực hiện, chịu trách nhiệm về tính xác thực, tính hợp pháp không chỉ về hình thức mà cả về nội dung của hợp đồng, giao dịch, giúp ngăn ngừa, rủi ro, tránh các tranh chấp pháp lý phát sinh về sau.
Bộ Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo, phối hợp thực hiện.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Luật Công chứng 2006
- 2Nghị định 79/2007/NĐ-CP về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký
- 3Thông tư 03/2008/TT-BTP hướng dẫn thi hành Nghị định 79/2007/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký do Bộ Tư pháp ban hành
- 4Công văn số 1939/BTP-BTTP về việc một số nội dung liên quan đến công chứng do Bộ Tư pháp ban hành
- 5Nghị định 88/2009/NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- 6Công văn 3745/BTP-BTTP về việc chuyển giao việc chứng nhận hợp đồng, giao dịch sang tổ chức hành nghề công chứng do Bộ Tư pháp ban hành
- 7Công văn 9277/BTP-HCTP năm 2012 hướng dẫn thẩm quyền chứng thực giấy tờ, văn bản song ngữ do Bộ Tư pháp ban hành
- 8Công văn 3851/VPCP-KTN năm 2015 về chuyển giao thẩm quyền chứng thực do Văn phòng Chính phủ ban hành
Công văn 1213/BTP-BTTP chuyển giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch sang tổ chức hành nghề công chứng do Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 1213/BTP-BTTP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 29/04/2010
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Nguyễn Đức Chính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/04/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra