Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11785/CTHN-TTHT | Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2021 |
Kính gửi: Nhà hát múa rối Thăng Long
(Địa chỉ: Số 57B Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội; MST: 0101530028)
Trả lời công văn số 17/NHMRTL đề ngày 22/3/2021 của Nhà hát múa rối Thăng Long hỏi về chính sách thuế TNCN, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân:
Tại Điểm b.11 Khoản 2 Điều 2 hướng dẫn các khoản phụ cấp đặc thù ngành nghề khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN:
“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
...b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
...b.11) Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.
Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.
Riêng trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được trừ theo mức ghi tại Hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.”
Tại Điểm b Khoản 1 Điều 25 quy định về khấu trừ thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công:
“Điều 25. Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế
...Điều 25. Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế
1. Khấu trừ thuế
Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:
...b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công
b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
b.2) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần.
…”
- Căn cứ Quyết định số 14/2015/QĐ-TTg ngày 20/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn:
Tại Điều 4 quy định về chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn:
“Điều 4. Chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn
1. Chế độ bồi dưỡng luyện tập tính theo số buổi thực tế luyện tập, gồm các mức sau đây:
a) Mức 80.000 đồng/buổi tập, áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính trong vở diễn sân khấu, nhạc kịch (opera), vũ kịch (ballet), xiếc, rối; diễn viên hát chính (đơn ca), diễn viên múa chính (solist), nhạc công độc tấu (solist) với dàn nhạc; người chỉ huy dàn nhạc giao hưởng nhạc vũ kịch, dàn nhạc giao hưởng, dàn hợp xướng, dàn nhạc sân khấu truyền thống;
...2. Chế độ bồi dưỡng biểu diễn tính theo số buổi biểu diễn và phục vụ biểu diễn thực tế, gồm các mức sau đây:
a) Mức 200.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn viên chính, nhạc công chính, người chỉ đạo nghệ thuật chương trình nghệ thuật ca múa nhạc, người chỉ đạo nghệ thuật vở diễn sân khấu;
...3. Trường hợp người tham gia biểu diễn nghệ thuật thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm thì chỉ hưởng mức bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn cao nhất.”
Tại Điều 6 quy định về hiệu lực thi hành:
“1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 7 năm 2015.
2. Quyết định số 180/2006/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành Văn hóa - Thông tin hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.”
- Thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 10.6 phần 10 Danh mục kèm theo Công văn số 1381/TCT-TNCN ngày 24/04/2014 của Tổng cục Thuế về việc tổng hợp các khoản phụ cấp, trợ cấp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành làm cơ sở xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương tiền công theo quy định tại điểm b, khoản 2, điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 và hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, hướng dẫn như sau:
“10. Phụ cấp đặc thù ngành nghề
STT | Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng | Mức tính | Văn bản quy định |
... | |||
Đối với ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch | |||
a) | Phụ cấp ưu đãi đối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành văn hóa thông tin. | *Chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với lao động biểu diễn nghệ thuật (diễn viên) gồm 02 mức: 20%, 15% được tính trên mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). *Chế độ bồi dưỡng tập luyện, bồi dưỡng biểu diễn đối với lao động biểu diễn nghệ thuật (diễn viên): Số tiền trả theo ngày luyện tập và theo buổi biểu diễn thực tế. | 1. Quyết định số 180/2006/QĐ-TTg ngày 09/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành văn hóa - thông tin. 2. Thông tư liên tịch số 94/2006/TTLT-BVHTT-BNV-BTC ngày 01/12/2006 hướng dẫn quyết định số 180/2006/QĐ-TTg. |
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Nhà hát múa rối Thăng Long chi trả khoản phụ cấp đặc thù ngành nghề đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định thì được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế TNCN khi tính thuế TNCN theo quy định tại Điểm b.11 Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Trường hợp Nhà hát múa rối Thăng Long chi trả các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì phải tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập cá nhân và thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Đề nghị Nhà hát múa rối Thăng Long căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị và đối chiếu với các quy định tại văn bản pháp luật nêu trên để thực hiện đúng quy định.
Trong quá trình thực hiện chính sách thuế, trường hợp còn vướng mắc, đơn vị có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội được đăng tải trên website http://hanoi.gdt.gov.vn hoặc liên hệ với Phòng Thanh tra - Kiểm Tra số 3 để được hỗ trợ giải quyết.
Cục thuế TP Hà Nội trả lời để Nhà hát múa rối Thăng Long biết và thực hiện./.
| CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 14091/CT-TTHT năm 2019 về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 2Công văn 69252/CT-TTHT năm 2019 hướng dẫn xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 3Công văn 108007/CTHN-TTHT năm 2020 về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 4Công văn 32040/CTHN-TTHT năm 2021 về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản chi phí phòng chống dịch covid-19 do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 5Công văn 36680/CTHN-TTHT năm 2021 về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 6Công văn 6466/CTHN-TTHT năm 2022 về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 1Quyết định 180/2006/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành văn hoá - thông tin do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên tịch 94/2006/TTLT-BVHTT-BNV-BTC hướng dẫn Quyết định 180/2006/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành Văn hóa - Thông tin do Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ - Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành
- 3Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân
- 4Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn 1381/TCT-TNCN năm 2014 về Danh mục tổng hợp khoản phụ cấp, trợ cấp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành làm cơ sở xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công do Tổng cục Thuế ban hành
- 6Quyết định 14/2015/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 14091/CT-TTHT năm 2019 về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 8Công văn 69252/CT-TTHT năm 2019 hướng dẫn xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 9Công văn 108007/CTHN-TTHT năm 2020 về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 10Công văn 32040/CTHN-TTHT năm 2021 về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản chi phí phòng chống dịch covid-19 do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 11Công văn 36680/CTHN-TTHT năm 2021 về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 12Công văn 6466/CTHN-TTHT năm 2022 về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
Công văn 11785/CTHN-TTHT năm 2021 về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 11785/CTHN-TTHT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 16/04/2021
- Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội
- Người ký: Mai Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/04/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra