Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN DÂN TỘC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1024/UBDT-CSDT
V/v trả lời kiến nghị của cử tri kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV

Hà Nội, ngày 13 tháng 8 năm 2020

 

Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Ủy ban Dân tộc nhận được văn bản số 5301/VPCP-QHĐP ngày 01/7/2020 của Văn phòng Chính phủ về việc trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Thừa Thiên - Huế trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV: “Đối với một số xã ra khỏi danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn theo Quyết định 1010/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị có cơ chế tín dụng mang tính chuyển tiếp theo hướng tiếp cận cơ chế lãi suất thị trường để tạo điều kiện cho người dân các xã ra khỏi vùng khó khăn tiếp tục có vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế.”. Sau khi nghiên cứu, Ủy ban Dân tộc có ý kiến như sau:

Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong đó có 2 chính sách tín dụng dành riêng cho vùng khó khăn, đó là chính sách cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn theo Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg ngày 08/7/2009 và cho vay đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007. Thông qua 2 chương trình tín dụng đặc thù, đã góp phần phát triển thương mại ở địa bàn miền núi khó khăn, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sau nhiều năm triển khai thực hiện đã có những hộ gia đình thoát nghèo, một số xã thoát khỏi vùng khó khăn theo Quyết định 1010/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Hiện nay, thực hiện sự phân công của Chính phủ, Ủy ban Dân tộc đang xây dựng Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Dự kiến Chương trình sẽ có nhiều nội dung hỗ trợ vay vốn tín dụng như vay vốn tạo đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề, phát triển sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh, khởi nghiệp,... trên vùng dân tộc thiểu số và miền núi với đa dạng các đối tượng thụ hưởng. Do đó người dân các xã thoát khỏi vùng khó khăn sẽ tiếp tục được tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính sách để không chỉ thoát nghèo mà từng bước vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Trên đây là ý kiến trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Ủy ban Dân tộc xin gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên - Huế và rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên - Huế để Ủy ban Dân tộc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Dân nguyện, QH (để b.c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT;
- Cổng TTĐT của UBDT;
- Lưu: VT, CSDT (3).

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




Đỗ Văn Chiến