Điều 4 Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng
1. …
a. Các Bên tham gia thực hiện quyền của họ cấm việc nhập các chất thải nguy hiểm hoặc các chất thải khác cho việc tiêu huỷ, phải thông báo cho các Bên tham gia khác quyết định của họ theo đúng Điều 13.
b. Các Bên tham gia cấm hoặc không cho phép xuất khẩu các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác vào các Bên tham gia Công ước cấm nhập những phế thải đó, một khi việc cấm nhập đó đã được thông báo phù hợp với các quy định ở tiểu đoạn (a) trên đây.
c. Các Bên tham gia cấm hoặc không cho phép xuất khẩu những phế thải nguy hiểm và các phế thải khác nếu quốc gia nhập khẩu có văn bản từ chất riêng biệt của họ đối với việc nhập khẩu các phế thải này, trong trường hợp quốc gia nhập khẩu không cấm nhập khẩu các loại phế thải này.
1. Mỗi Bên tham gia cần có quy định thích hợp để:
a. Theo dõi để việc sản sinh ra các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác ở trong nước phải được giảm đến mức tối thiểu, có tính đến việc xem xét cụ thể về xã hội, kỹ thuật và kinh tế.
b. Bảo đảm xây dựng các cơ sở thích hợp cho việc tiêu huỷ, các cơ sở này trong khuông khổ có thể được, phải được đặt ở bên trong lãnh thổ của nước đó, nhằm để quản lý hợp lý hệ sinh thái đối với các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác bất kể các phế thải đó được tiêu huỷ ở đâu.
c. Theo dõi để các pháp nhân chịu trách nhiệm quản lý các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác ở trong nước, phải thực hiện những biện pháp cần thiết để đề phòng ô nhiễm do việc quản lý này gây ra và nếu xảy ra ô nhiễm, thì giảm tới mức tối thiểu hậu quả đối với sức khoẻ con người và môi trường.
d. Theo dõi để cho việc vận chuyển qua biên giới phế thải nguy hiểm và các phế thải khác phải giảm tới mức tối thiểu, phù hợp với việc quản lý các phế thải kể trên có hiệu quả và hợp lý với hệ sinh thái và việc vận chuyển đó hải được tiến hành một cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường chống lại hậu quả độc hại do việc vận chuyển gây ra.
e. Cấm xuất các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác tới các quốc gia hoặc nhóm các quốc gia cùng thuộc tổ chức nhất thể hoá chính trị hay kinh tế cũng là những Bên tham gia Công ước nhất là những đang phát triển, những nước mà luật lệ đã xâm nhập hoặc Bên tham gia đó có lý do để tin rằng các phế thải đang đề cập trên đây không được quản lý hợp lý về sinh thái như các tiêu chuẩn mà các Bên tham gia sẽ thông qua trong phiên họp đầu tiên.
f. Ðòi hỏi rằng các chi tiết liên quan đến việc vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác phải đương thông báo cho các quốc gia liên quan, phù hợp với phụ bản V.A. để các quốc gia này có thể đánh giá hậu quả đối với sức khoẻ con người và môi trường của việc vận chuyển được dự định.
g. Ngăn chặn việc nhập khẩu các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác nếu Bên tham gia đó có lý do để tin rằng các phế thải đang đề cập đó không được quản lý theo các biện pháp thích hợp về mặt sinh thái.
h. Hợp tác với các Bên tham gia khác và các tổ chức liên quan trực tiếp hoặc thông quan Ban thư ký, trong các hoạt động liên quan đến việc phổ biến các tin tức về vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác nhằm tăng cường sự quản lý thích hợp về mặt sinh thái các phế thải trên và ngăn chặn việc vận chuyển bất hợp pháp.
1. Các Bên tham gia cho rằng việc vận chuyển bất hợp pháp các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác là hành vi phạm tội hình sự.
2. Mỗi Bên tham gia phải có những biện pháp pháp lý, hành chính và các biện pháp khác cần thiết để trực thực hiện và làm cho các biện pháp khác cần thiết để thực hiện và làm cho các điều khoản của Công ước này phải được tôn trọng, kể cả những biện pháp thích đáng đề phòng và trấn áp các hành vi trái Công ước.
3. Các Bên tham gia không cho phép xuất khẩu các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác sang quốc gia không phải là liên quan tham gia Công ước hoặc nhập những phế thải ấy từ một quốc gia không phải là Bên tham gia Công ước.
4. Các Bên tham gia thoả thuận cấm xuất các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác nhằm mục đích tiêu huỷ chúng ở trong vùng nằm phía nam vĩ tuyến thứ 60 Nam bán cầu, dù những phế thải này có là đối tượng của việc chuyên chở qua biên giới hay không.
5. Ngoài ra, mỗi Bên tham gia:
a. Cấm tất cả các pháp nhân thẩm quyền quốc gia của mình chuyên chở hoặc tiêu huỷ các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác nếu cho không được phép hoặc không đủ tư cách làm các công việc đó.
b. Ðòi rằng các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác là đối tượng của việc chuyên chở phải được đóng gói, dán nhãn hiệu và vận chuyển phù hợp với những thể lệ và tiêu chuẩn quốc tế đã được chấp nhận và thừa nhận rộng rãi về lĩnh vực đóng gói, dán nhãn hiệu và vận chuyển và phải chiếu cố tới những thực tế được quốc tế chấp nhận về vấn đề này.
c. Ðòi rằng các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác phải được kèm theo các giấy tờ di chuyển đi từ nơi gốc đến nơi tiêu huỷ.
1. Mõi Bên tham gia đòi rằng các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác được dự kiến xuất khẩu phải được quản lý theo các phương pháp thích hợp về sinh thái tại quốc gia nhập khẩu hoặc bất cứ nơi nào khác. Tại phiên họp đầu tiên, các Bên tham gia sẽ ấn định các nguyên tắc chỉ đạo kỹ thuật để quản lý hợp lý về sinh thái chiếu theo Công ước này.
2. Các Bên tham gia ấn định những biện pháp hữu hiệu để cho việc vận chuyển qua biên giới phế thải nguy hiểm và các phế thải khác chỉ được phép khi:
a. Nếu quốc gia xuất khẩu không có phương tiện kỹ thuật và các cơ sở cần thiết hoặc địa điểm tiêu huỷ thích đáng để tiêu huỷ các phế thải nêu trên theo các biện pháp hợp lý về sinh thái và có hiệu quả; hoặc
b. Nếu các phế thải nêu trên thuộc loại nguyên liệu thô, cần thiết cho công nghiệp tái chế hoặc thuộc loại vật liệu cần thu hồi của quốc gia nhập khẩu.
c. Nếu việc vận chuyển qua biên giới kể trên phù hợp với các tiêu chuẩn do các Bên tham gia ấn định mà các tiêu chuẩn này không mâu thuẫn với mục tiêu Công ước này.
1. Nghĩa vụ, chiểu theo Công ước này, của những quốc gia sản sinh ra phế thải nguy hiểm và các phế thải khác là họ phải xử lý các phế thải này hợp lý với hệ sinh thái chứ không được chuyển nghĩa vụ này cho quốc gia nhập khẩu hoặc quá cảnh.
2. Không có điều nào trong Công ước này ngăn cản được một Bên tham gia, đặt những điều kiện bổ sung phù hợp với các điều khoản của Công ước này và phù hợp với thể lệ luật pháp quốc tế nhằm bảo vệ tốt hơn sức khoẻ của con người và môi trường.
3. Không một điều khoản nào trong Công ước này được vi phạm dù dưới bất cứ hình thức nào, chủ quyền quốc gia về hải phận phù hợp với luật pháp quốc tế, tới quyền tự chủ và luật pháp mà các quốc gia đó thực hiện trong vùng kinh tế đặc quyền và trên thềm lục địa phù hợp với luật pháp quốc tế, tới việc hoạt động của các tàu thuyền và máy bay của tất cả các quốc gia và việc tự do đi lại thể theo luật pháp quốc tế.
4. Các Bên tham gia cam kết xem xét định kỳ những khả năng giảm khối lượng hoặc khả năng gây ô nhiễm của các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác xuất khẩu sang các nước khác, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Điều ước
- Ngày ban hành: 23/03/1989
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/1900
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi áp dụng của công ước
- Điều 2. Các định nghĩa
- Điều 3. Ðịnh nghĩa quốc gia có phế thải nguy hiểm
- Điều 4. Nghĩa vụ chung
- Điều 5. Chỉ định các cơ quan có thẩm quyền và thông tin viên
- Điều 6. Vận chuyển qua biên giới giữa các Bên tham gia
- Điều 7. Vận chuyển qua biên giới từ một quốc gia tham gia công ước qua lãnh thổ các quốc gia không tham gia công ước
- Điều 8. Nghĩa vị tái nhập khẩu
- Điều 9. Vận chuyển bất hợp pháp
- Điều 10. Hợp tác quốc tế
- Điều 11. Các hiệp định song phương, đa phương và khu vực
- Điều 12. Tham khảo về các vấn đề trách nhiệm
- Điều 13. Thông báo tin tức
- Điều 14. Vấn đề tài chính
- Điều 15. Hội nghị các Bên tham gia
- Điều 16. Ban thư ký
- Điều 17. Bổ sung công ước
- Điều 18. Thông qua và bổ sung các phụ bản
- Điều 19. Việc kiểm tra
- Điều 20. Giải quyết tranh chấp
- Điều 21. Ký kết
- Điều 22. Phê chuẩn, chấp thuận, xác nhận chính thức hoặc thông qua
- Điều 23. Gia nhập
- Điều 24. Quyền bỏ phiếu
- Điều 25. Hiệu lực 1
- Điều 26. 1. Không được bảo lưu hoặc bãi bỏ nào được thực hiện đối với Công ước này.
- Điều 27. Từ bỏ công ước
- Điều 28. Người lưu chiểu
- Điều 29. Các văn bản bằng tiếng Anh, ả Rập, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Pháp, Nga của Công ước này đều có giá trị như nhau.