Điều 15 Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng
Điều 15. Hội nghị các Bên tham gia
1. Hội nghị các Bên tham gia đã được quy định phiên đầu tiên của Hội nghị các Bên tham gia sẽ được Tổng thư ký soạn thảo chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc triệu tập muộn nhất là một năm kể từ khi Công ước có hiệu lực. Tiếp đó, các phiên họp thường kỳ sẽ được triệu tập theo định kỳ do Hội nghị các Bên tham gia quyết định tại phiên họp đầu tiên.
2. Các phiên họp bất thường có thể được triệu tập bất kỳ khi nào nếu Hội nghị thấy cần thiết, hoặc theo yêu cầu cấp thiết của một Bên tham gia và phải được sự ủng hộ ít nhất của 1/3 các Bên tham gia trong vòng sáu tháng khi Ban thư ký thông báo yêu cầu trên.
3. Hội nghị các Bên tham gia sẽ xác định và thông qua bằng nhất trí nội quy của mình và nội quy của tất cả các cơ quan trực thuộc mà Hội nghị thành lập cũng như quy chế tài chính, ấn định sự đóng góp tài chính của các Bên tham gia thể theo Công ước này.
4. Tại phiên họp đầu tiên, các Bên tham gia đã xem xét tất cả các biện pháp bổ sung cần thiết để giúp các Bên tham gia hoàn thành trách nhiệm về việc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển trong khuôn khổ Công ước này.
5. Hội nghị các Bên tham gia thường xuyên xem xét việc thực hiện Công ước này và ngoài ra:
a. Khuyến khích việc làm hài hoà các chính sách, chiến lược và biện pháp cần thiết để giảm tới mức tối thiểu thiệt hại gây ra cho sức khoẻ con người và môi trường bởi các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác.
b. Xem xét và thong qua, nếu thích hợp, các điều bổ sung cho Công ước này và các phụ bản, đặc biệt phải tính tới các thông tin khoa học, kỹ thuật, kinh tế và sinh thái sẵn có.
c. Xem xét và đưa ra những biện pháp cần thiết khác để tiếp tục theo đuổi việc thực hiện các mục tiêu của Công ước này xuất phát từ các bài học rút ra từ việc thực hiện Công ước này cũng như việc thực hiện các Hiệp định và thoả thuận được dự kiến ở Điều 11.
d. Xem xét và thông qua các Nghị định thư nếu cần.
e. Thành lập các cơ quan trực thuộc cần thiết cho việc thực hiện Công ước.
1. Tổ chức Liên Hợp Quốc và các tổ chức chuyên môn cũng như mọi quốc gia không tham gia Công ước này, có thể tham dự các phiên họp của Hội nghị các Bên tham gia với tư cách quan sát viên. Mọi cơ quan hoặc tổ chức quốc gia, hoặc quốc tế, Chính phủ hoặc phi Cính phủ, có chức năng trong lĩnh vực liên quan đến các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác đã thông báo ý muốn tham dự với tư cách quan sát viên phải được bổ sung vào nội quy do Hội nghị các Bên tham gia thông qua.
2. Ba năm kể từ ngày Công ước có hiệu lực, và sau do ít nhất 6 năm, Hội nghị các Bên tham gia tiến hành đánh giá tính hiệu quả của mình và, nếu Hội nghị thấy cần thiết xem xét thông qua việc cấm hoàn toàn hoặc từng phần việc vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác dưới ánh sáng của các thông tin khoa học, môi trường, kỹ thuật và kinh tế mới nhất.
Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Điều ước
- Ngày ban hành: 23/03/1989
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/1900
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi áp dụng của công ước
- Điều 2. Các định nghĩa
- Điều 3. Ðịnh nghĩa quốc gia có phế thải nguy hiểm
- Điều 4. Nghĩa vụ chung
- Điều 5. Chỉ định các cơ quan có thẩm quyền và thông tin viên
- Điều 6. Vận chuyển qua biên giới giữa các Bên tham gia
- Điều 7. Vận chuyển qua biên giới từ một quốc gia tham gia công ước qua lãnh thổ các quốc gia không tham gia công ước
- Điều 8. Nghĩa vị tái nhập khẩu
- Điều 9. Vận chuyển bất hợp pháp
- Điều 10. Hợp tác quốc tế
- Điều 11. Các hiệp định song phương, đa phương và khu vực
- Điều 12. Tham khảo về các vấn đề trách nhiệm
- Điều 13. Thông báo tin tức
- Điều 14. Vấn đề tài chính
- Điều 15. Hội nghị các Bên tham gia
- Điều 16. Ban thư ký
- Điều 17. Bổ sung công ước
- Điều 18. Thông qua và bổ sung các phụ bản
- Điều 19. Việc kiểm tra
- Điều 20. Giải quyết tranh chấp
- Điều 21. Ký kết
- Điều 22. Phê chuẩn, chấp thuận, xác nhận chính thức hoặc thông qua
- Điều 23. Gia nhập
- Điều 24. Quyền bỏ phiếu
- Điều 25. Hiệu lực 1
- Điều 26. 1. Không được bảo lưu hoặc bãi bỏ nào được thực hiện đối với Công ước này.
- Điều 27. Từ bỏ công ước
- Điều 28. Người lưu chiểu
- Điều 29. Các văn bản bằng tiếng Anh, ả Rập, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Pháp, Nga của Công ước này đều có giá trị như nhau.