Hệ thống pháp luật

Điều 20 Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng

Điều 20. Giải quyết tranh chấp

1. Nếu có sự tranh chấp giữa các Bên tham gia về việc giải thích thực hiện hoặc tôn trọng Công ước này hoặc các Nghị định thư liên quan thì các Bên cố gắng giải quyết bằng con đường thương lượng hoặc bằng mọi biện pháp hoà bình khác do họ tự chọn.

2. Nếu các Biên liên quan không thể giải quyết được sự tranh chấp bằng các biện pháp nêu ở đoạn 1 trên đây, thì sự tranh chấp đó, nếu các Bên chấp nhận như vậy sẽ phải đưa ra toà án quốc tế hoặc cơ quan trọng tài trong các điều kiện được quy định trong phụ bản VI về cơ quan trọng tài thì họ phải có trách nhiệm tiếp tục tìm kiếm cách giải quyết các tranh chấp theo các biện pháp nêu ở đoạn 1.

3. Trong khi phê chuẩn, chấp thuận, thông qua hoặc xác nhận chính thức Công ước này hoặc gia nhập nó và mọi thời gian sau đó tất cả các quốc gia hoặc các tổ chức nhất thể hoá về chính trị hoặc kinh tế, có thể tuyên bố rằng họ thừa nhận như là nghĩa vụ bắt buộc không cần thể thức và sự thoả thuận đặc biệt đối với tất cả các Bên tham gia chấp nhận cùng nghĩa vụ ấy, việc đưa sự tranh chấp:

a. Ra toà án quốc tế, và hoặc :

b. Ra cơ quan trọng tài phù hợp với các thủ tục nêu trong phụ bản VI.

Việc tuyên bố này phải được thông báo bằng văn bản cho Ban thư ký. Ban thư ký sẽ thông báo lại cho các Bên tham gia.

Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng

  • Số hiệu: Khongso
  • Loại văn bản: Điều ước
  • Ngày ban hành: 23/03/1989
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/1900
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH