Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2000/CT-BGTVT | Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2000 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO TRẬT TỰ ATGT
Thời gian gần đây, sau vụ tai nạn giao thông do tàu kéo sà lan đâm va hư hỏng trụ cầu Bến Lức thuộc tỉnh Long An ngày 26/1/2000 làm thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước và nhân dân, gây ách tắc giao thông nghiêm trọng nhiều ngày; Đặc biệt là sau tết Nguyên đán Canh Thìn đã liên tiếp xảy ra một số vụ tai nạn xe khách ở Bắc Cạn, Hà Nam, Nghệ An , trong đó có 5 vụ do xe khách, 1 vụ xe môtô và đặc biệt là vụ ở Nghệ An làm chết 17 người, bị thương 15 người.
Qua số vụ tai nạn trên cho thấy tình hình tai nạn giao thông hết sức đáng lo ngại cần phải đặc biệt quan tâm chỉ đạo và có biện pháp khắc phục.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chỉ thị :
Thủ trưởng các đơn vị trong toàn Ngành cần nghiêm túc nghiên cứu triển khai đầy đủ, theo nội dung công văn số 65/GTVT-PCVT ngày 10 tháng 1 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc triển khai thực hiện chỉ thị số 33/1999 - CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ tăng cường trách nhiệm quản lí Nhà nước trong công tác bảo đảm trật tự ATGT. Đồng thời các đơn vị phải thực hiện ngay một số việc sau:
- Phải xác định đầy đủ trách nhiệm bảo vệ cầu đường theo Nghị định 72/1999/NĐ-CP ngày 7 - 12 - 1999 của Chính phủ. Cần chủ động phối hợp với Cục đường sông Việt nam, các Sở GTVT ( GTCC ) trong việc bảo vệ cầu.
- Có kế hoạch và phân rõ trách nhiệm trong công tác bảo đảm cơ sở vật chất và xây dựng phương án bảo đảm giao thông khi có sự cố hư hỏng cầu, kiểm điểm nghiêm túc việc phối hợp với lực lượng công an và các lực lượng khác trong việc điều hành, khắc phục sự cố cầu Bến Lức -Long an vừa qua.
- Thường xuyên kiểm tra công tác duy tu bảo dưỡng cầu.
- Trong tháng 3 năm 2000 phải báo cáo Bộ số liệu về cấp, tải trọng cầu trên các quốc lộ và tỉnh lộ để công bố cho các phương tiện vận tải nắm được.
- Kiểm tra lại tất cả các cầu yếu để có kế hoạch gia cố ngay trong năm 2000 và các năm tiếp theo, đặc biệt là các cầu Đồng Nai, cầu Bến Lức, cầu Tân An, cầu Bình Phước , kiểm tra các đoạn đường đèo dốc, tiến hành duy tu sửa chữa bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, cắm đầy đủ cọc tiêu, biển báo cầu, đường thuộc Cục quản lý và báo cho Cục Đường sông biết để có kế hoạch phối hợp điều tiết các phương tiện vận tải đường sông qua lại
- Có kế hoạch triển khai các trung tâm sát hạch lái xe tại các khu vực trong năm 2000.
- Kiêm tra việc thực hiện công văn số 186/1999/CT-BGTVT ngày 5/5/1999 của Bộ Giao thông vân tải.
- Kiểm điểm công tác phối hợp đảm bảo giao thông trong vụ cầu Bến Lức - Long An để rút kinh nghiệm và xác định trách nhiệm.
- Kiện toàn ngay việc đặt báo hiệu tại các cầu, đặc biệt là các cầu có mật độ phương tiện giao thông đường thuỷ lớn.
- Phối hợp với Cục Đường bộ Việt Nam xác định các cầu cần triển khai điều tiết khống chế (cả điều tiết trực tiếp, hạn chế tải trọng), cầu nào không đảm bảo an toàn cho các phương tiện thuỷ hoạt động ban đêm cần có thông báo cấm.
- Thanh tra giao thông đường thuỷ; cảng vụ đường thuỷ nội địa phải tổ chức kiểm tra thường xuyên đối với hoạt động của các phương tiện thuỷ ở cảng bến sông gần cầu, đặc biệt là các phương tiện vận chuyển cát.
- Kiểm tra các cơ sở đào tạo thuyền, máy trưởng, tiêu chuẩn mở trường lớp và cấp bằng lái tàu thuyền của các Sở GTVT (GTCC).
Chỉ đạo kiểm tra các trạm đăng kiểm phải thực hiện nghiêm túc các qui trình, tiêu chuẩn kỹ thuật kiểm tra chất lượng phương tiện cơ giới đường bộ, đường sông và đường biển.
Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam phải chịu trách nhiệm liên đới khi phát hiện có phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật vẫn tham gia giao thông.
5- Liên hiệp đường sắt Việt Nam:
Trong tháng 3/2000 LHĐSVN hoàn thành dự án xây dựng, quản lý khai thác đường ngang trên tuyến đường sắt Thống nhất trình Bộ phê duyệt.
Cần phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan lập kế hoạch giải toả hành lang an toàn giao thông đường sắt, tổ chức lại đường ngang từ đầu phố Khâm Thiên đến ga Văn Điển hoàn thành dứt điểm trong năm 2000.
Kiểm tra quá trình thực hiện việc khắc phục các cầu yếu, trước hết là các cầu lớn trên các trục lộ chính và đề xuất các giải pháp kỹ thuật, xây dựng, đầu tư.
Trình Bộ để công bố tải trọng cầu, đường đã được nâng cấp để các phương tiện tham gia giao thông thực hiện.
7- Các tỉnh và thành phố trực thuộc TW
Căn cứ khoản 6 chỉ thị 33/1999/CT-TTg ngày 27/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở GTVT (GTCC) và các cơ quan liên quan lập kế hoạch chi tiết đảm bảo TTATGT trên địa phương, đặc biệt phải quan tâm đến việc chống ách tắc giao thông tại các thành phố , đô thị, chống lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh, họp chợ trên đường giao thông; đặc biệt là địa bàn Hà Nội & thành phố Hồ Chí Minh.
- Giám đốc Sở GTVT (GTCC) có kế hoạch kiểm tra cụ thể .
- Các cơ sở đào tạo, cấp bằng lái xe ; chấp hành nghiêm các quy định hiện hành về đạo tạo lái xe, lái tàu sông. Chấn chỉnh chất lượng thanh tra giao thông thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ được giao.
- Các cầu yếu trên các tuyến do địa phương quản lý để có kế hoạch duy tu sửa chữa.
- Khi có tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn phải báo cáo kịp thời về Bộ GTVT qua phương tiện thông tin nhanh nhất.
- Chủ trì, phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sông Việt Nam, Vụ Tổ chức cán bộ lao động tổ chức việc kiểm tra các đơn vị cơ sở thực hiện các văn bản đã ban hành, đặc biệt là công tác đào tạo, cấp bằng lái xe và đăng kiểm phương tiện.
- Theo dõi tổng hợp tình hình thực hiện của các đơn vị, các địa phương báo cáo Bộ trưởng kịp thời.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG BỘ GTVT |
- 1Chỉ thị 31/2005/CT-TTg về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn số 1640/CP-CCHC ngày 19/12/2002 của Chính phủ về việc thí điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
- 3Chỉ thị 718-TTg năm 1997 thực hiện các Nghị định của Chính phủ nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 4Nghị định 36/2001/NĐ-CP về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 5Chỉ thị 12/2004/CT-TTg về việc tăng cường thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2004 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014
- 1Chỉ thị 31/2005/CT-TTg về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 72/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, mở rộng thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
- 3Chỉ thị 186/1999/CT-BGTVT về nâng cao trách nhiệm của thuyền trưởng trong việc điều động phương tiện thuỷ qua cầu và đường dây điện qua sông do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 4Công văn số 1640/CP-CCHC ngày 19/12/2002 của Chính phủ về việc thí điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
- 5Chỉ thị 718-TTg năm 1997 thực hiện các Nghị định của Chính phủ nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 6Chỉ thị 33/1999/CT-TTg về việc tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 36/2001/NĐ-CP về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 8Chỉ thị 12/2004/CT-TTg về việc tăng cường thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2004 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chỉ thị 56/2000/CT-BGTVT về việc tăng cường công tác đảm bảo trật tự ATGT do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- Số hiệu: 56/2000/CT-BGTVT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 18/02/2000
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Lê Ngọc Hoàn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra