Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/2006/CT-UBND | Huế, ngày 27 tháng 10 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA.
Thời gian gần đây các vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa nghiêm trọng đã liên tiếp xảy ra, làm chết nhiều người, đặc biệt ngày 07/10/2006 ở bản Chôm Lôm, xã Lãng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An đã xảy ra vụ chìm đò làm chết 19 người; và gần đây ngày 24/10/2006 ở xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ xảy ra vụ chìm tàu hàng làm 7 người chết và 10 người mất tích. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa chưa được chính quyền các địa phương, các ngành, các cấp quan tâm đúng mức, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông còn thấp, các lực lượng tuần tra kiểm soát chưa kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm pháp luật của chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện.
Ở tỉnh ta, mặc dù chưa có vụ tai nạn nghiêm trọng nào xảy ra, nhưng hiện tượng người điều khiển phương tiện không có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn; phương tiện không đăng ký, đăng kiểm kỹ thuật; các bến đò không đảm bảo an toàn còn tương đối nhiều.
Để đề phòng tai nạn giao thông đường thủy nội địa xảy ra, đồng thời tăng cường công tác quản lý phương tiện, bến bãi và người điều khiển phương tiện thủy nội địa nhằm thực hiện nghiêm túc Luật Giao thông đường thuỷ nội địa và Chỉ thị số 31/2005/CT-TTg ngày 29/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu UBND các huyện, thành phố Huế, các ngành chức năng thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ sau:
1- UBND các huyện, thành phố Huế:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa đối với các tầng lớp nhân dân của địa phương mình, bằng các hình thức sát thực, phù hợp với từng đối tượng.
- Quan tâm công tác quản lý đối với các phương tiện thuyền, đò của các tổ chức cá nhân trên địa bàn. Phương tiện thủy khi hoạt động phải đảm bảo đầy đủ các thủ tục theo quy định hiện hành: phải được đăng ký kỹ thuật, đăng ký hành chính; người điều khiển phương tiện phải có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn.
- Có biện pháp yêu cầu người điều khiển phương tiện tham gia các lớp học bồi dưỡng pháp luật về giao thông đường thủy nội địa để được cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ chuyên môn hoặc các lớp đào tạo để được cấp bằng thuyền trưởng thủy nội địa.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường và các phòng ban chức năng kiểm tra, rà soát lại công tác xây dựng, quản lý các bến đò dọc, bến khách ngang sông trên địa bàn phường, xã thuộc địa phương mình quản lý. Cử cán bộ có nghiệp vụ chịu trách nhiệm trong công tác quản lý và điều hành bến. Các bến đò, bến thuyền phải đảm bảo các điều kiện an toàn theo quy định và có đầy đủ thủ tục mở bến mới được đưa vào khai thác sử dụng.
- Chỉ đạo lực lượng CSGT thuộc địa phương quản lý tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử phạt nghiêm các trường hợp phương tiện chở quá tải, không có hoặc thiếu giấy tờ, thiết bị an toàn không đảm bảo, vi phạm luật lệ an toàn giao thông, đặc biệt là người điều khiển không có bằng thuyền trưởng, chứng chỉ chuyên môn, người say rượu bia điều khiển phương tiện.
- Kiên quyết không cho phép hoạt động đối với các bến bãi, các phương tiện thủy, người điều khiển phương tiện không đầy đủ các giấy tờ theo quy định.
- Tiếp tục chỉ đạo các ban ngành chức năng giải tỏa các đăng đáy, rớ, nò sáo lấn chiếm luồng chạy tàu, thuyền.
- Phối hợp và chỉ đạo UBND các phường, xã tham gia tổng điều tra phương tiện thủy nội địa, thuyền viên, người lái phương tiện và bến bãi đường thuỷ nội địa tại địa phương mình.
2- Công an tỉnh:
Chỉ đạo các lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy tăng cường công tác kiểm tra hoạt động của các phương tiện thủy nội địa, nhất là các tuyến, các tụ điểm có mật độ phương tiện thủy lớn và các tuyến đò ngang. Phối hợp có hiệu quả với các ngành, đặc biệt là ngành giao thông vận tải trong việc tổng kiểm tra phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện, các bến thuỷ nội địa, bến khách ngang sông. Kiên quyết xử lý nghiêm túc phương tiện chở quá tải, những phương tiện tham gia giao thông đường thủy nội địa không có đăng ký hành chính, đăng kiểm kỹ thuật; thuyền viên, người lái phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn, các bến thuỷ nội địa, bến khách ngang sông không có giấy phép hoạt động.
3- Sở Giao thông vận tải:
- Có kế hoạch tổ chức đăng ký hành chính, đăng kiểm kỹ thuật cho các phương tiện theo đúng quy định tại điều 24, 25 Luật Giao thông đường thủy nội địa. Hướng dẫn sơn vạch dấu mớn nước an toàn và tham mưu cho UBND tỉnh quy định điều kiện bảo đảm an toàn cho các phương tiện thuộc diện không phải đăng ký hành chính, đăng kiểm kỹ thuật khi hoạt động trên đường thủy nội địa.
- Có kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn và giấy chứng nhận học tập pháp luật giao thông đường thuỷ nội địa cho người tham gia giao thông đường thuỷ nội địa theo quy định. Phối hợp với Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố Huế xử lý tận gốc các phương tiện không thực hiện đăng ký hành chính, đăng ký kỹ thuật.
- Chỉ đạo Thanh tra Sở Giao thông vận tải tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của các phương tiện, người lái phương tiện tại các cảng, bến. Kiên quyết xử lý những bến bãi không có giấy phép hoạt động, vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa. Không để các phương tiện không đủ điều kiện an toàn rời cảng, bến.
- Chỉ đạo các phòng ban, đơn vị chức năng phối hợp với lực lượng CSGT đường thuỷ và các địa phương tăng cường công tác kiểm tra hoạt động vận tải khách, đặc biệt đối với các bến và phương tiện vận tải khách ngang sông.
4- Sở Văn hóa Thông tin:
Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn phối hợp với các ngành chức năng tổ chức triển khai thực hiện các chuyên mục thông tin tuyên truyền sâu, rộng đến các tầng lớp nhân dân việc thực hiện quy định pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu UBND các huyện, thành phố, Sở Giao thông Vận tải, Công an tỉnh, và các ban ngành liên quan khẩn trương có biện pháp tổ chức triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 06/2013/CT-UBND tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2013
- 2Quyết định 1427/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật đến ngày 31 tháng 12 năm 2010 hết hiệu lực pháp luật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Quyết định 07/2006/QĐ-UBND bãi bỏ một phần nội dung Chỉ thị 08/2005/CT-UB do thành phố Cần Thơ ban hành
- 4Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2013 về nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 5Chỉ thị 11/CT-UBND tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp hè và thời gian còn lại năm 2013 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6Nghị quyết 51/2006/NQ-HĐND đẩy mạnh công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 7Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2010 tăng cường công tác quản lý nhà nước, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 8Chỉ thị 21/2004/CT-UB tăng cường thực hiện biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong phạm vi thành phố Cần Thơ
- 9Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2013 tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Ngọ và năm 2014 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 10Chỉ thị 05/2015/CT-UBND về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 11Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đến hết ngày 31/12/2013
- 1Quyết định 1427/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật đến ngày 31 tháng 12 năm 2010 hết hiệu lực pháp luật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đến hết ngày 31/12/2013
- 1Chỉ thị 31/2005/CT-TTg về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 3Chỉ thị 06/2013/CT-UBND tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2013
- 4Quyết định 07/2006/QĐ-UBND bãi bỏ một phần nội dung Chỉ thị 08/2005/CT-UB do thành phố Cần Thơ ban hành
- 5Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2013 về nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 6Chỉ thị 11/CT-UBND tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp hè và thời gian còn lại năm 2013 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 7Nghị quyết 51/2006/NQ-HĐND đẩy mạnh công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 8Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2010 tăng cường công tác quản lý nhà nước, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 9Chỉ thị 21/2004/CT-UB tăng cường thực hiện biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong phạm vi thành phố Cần Thơ
- 10Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2013 tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Ngọ và năm 2014 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 11Chỉ thị 05/2015/CT-UBND về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Chỉ thị 48/2006/CT-UBND về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 48/2006/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 27/10/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Ngọc Thiện
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra