Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/2006/NQ-HĐND | Đồng Hới, ngày 21 tháng 07 năm 2006 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 8
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 17 tháng 7 năm 2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh;
Trên cơ sở xem xét Tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh, Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí thông qua Nghị quyết "Về đẩy mạnh công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh", với những nội dung chủ yếu như sau:
I. TÌNH HÌNH TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
Thực hiện Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ, Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24 tháng 02 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị số 13/CT-TU ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, thời gian qua các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện với nhiều biện pháp tích cực, đồng bộ nên tình hình trật tự an toàn giao thông có chuyển biến: Tai nạn được kiềm chế và bước đầu đã giảm trên cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương); ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của cán bộ, nhân dân được nâng lên một bước.
Tuy vậy, tình hình giao thông và trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến hết sức phức tạp, đang là vấn đề bức xúc của xã hội. Nhiều tuyến đường, nhất là trên các tuyến Quốc lộ sau khi được đầu tư nâng cấp, mở rộng, tình trạng tai nạn giao thông liên tục gia tăng, có vụ rất nghiêm trọng làm chết và bị thương nhiều người. Một số tuyến đường giao thông nông thôn và miền núi chưa được nâng cấp, tuyến đường dân sinh giao cắt với đường sắt còn mở tùy tiện; một số bến khách ngang sông chưa xây dựng theo đúng tiêu chuẩn, không có giấy phép mở bến; tình trạng khai thác cát, sạn trên sông làm ảnh hưởng luồng chạy tàu, thuyền và an toàn tuyến sông còn diễn ra khá phổ biến; tình trạng vi phạm quy định về hành lang đường bộ, đường sắt chưa được ngăn chặn và xử lý kịp thời. Số lượng phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh, đa dạng về chủng loại, nhiều phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và hệ thống an toàn vẫn đang lưu hành.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao thông còn kém, công tác quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông của các cấp còn nhiều thiếu sót.
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Mục tiêu
- Kiềm chế gia tăng tiến tới đẩy lùi tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn tỉnh. Chấm dứt tình trạng phương tiện tham gia giao thông không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật; chở hàng hóa quá tải, quá số người quy định, dừng, đỗ, đón trả khách... không đúng quy định; người điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn phương tiện thủy nội địa. Không để xảy ra tình trạng lạng lách, đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu, đua xe trái phép.
- Giải tỏa và chấm dứt tình trạng vi phạm quy định về hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt; phấn đấu trong năm 2006 xây dựng hoàn thiện các công trình báo hiệu đường bộ, đường thủy nội địa. Phấn đấu 100% xã, phường, thị trấn có các tuyến đường ô tô về đến trung tâm và phát triển hệ thống giao thông về vùng sâu, vùng xa, đường ra biên giới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh.
2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
a) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông
Tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong cán bộ, các tầng lớp nhân dân và lực lượng vũ trang; đa dạng hóa hình thức, biện pháp phù hợp, có hiệu quả, làm chuyển biến cơ bản về mặt nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông, tạo nên phong trào đấu tranh, tố giác, phê phán những hành vi vi phạm, nêu gương người tốt, việc tốt chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong quần chúng nhân dân.
b) Nâng cao trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông
- Tăng cường công tác quản lý, đăng ký phương tiện cơ giới đường bộ, đường thủy tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật.
- Nâng cao chất lượng đăng kiểm kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ, đường thủy. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; bằng, chứng chỉ chuyên môn phương tiện thủy nội địa. Tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh Trung tâm sát hạch lái xe của tỉnh.
- Thường xuyên kiểm tra, quản lý chặt chẽ hành lang an toàn giao thông và các công trình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt.
c) Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, tiến hành đồng loạt ở tất cả các tuyến đường bộ, đường thủy, các địa phương trong tỉnh. Lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự phối hợp chặt chẽ với Thanh tra giao thông, Kiểm soát quân sự tăng cường thanh tra, kiểm soát bằng nhiều biện pháp mạnh, phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông; phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn.
Nâng cao chất lượng điều tra, xử lý các vụ vi phạm quy định về an toàn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng. Các cơ quan bảo vệ pháp luật tăng cường phối hợp, kịp thời đưa các vụ án vi phạm quy định về an toàn giao thông ra xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật; thực hiện có hiệu quả các biện pháp cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
d) Đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông"
- Chính quyền các cấp phối hợp với các ngành, các tổ chức đoàn thể chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai bằng các biện pháp tích cực nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp với Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh và Công an tỉnh chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thành lập Đội quản lý trật tự an toàn giao thông để giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý tốt công tác trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền quy định.
đ) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác này trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, từ đó lãnh đạo, chỉ đạo các ngành phối hợp với các tổ chức đoàn thể thực hiện đồng bộ các biện pháp, bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra. Coi nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của ngành và địa phương và là tiêu chuẩn để đánh giá, bình xét khen thưởng, phân loại hàng năm của tổ chức, đơn vị và cá nhân.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ Nghị quyết này để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể tổ chức quán triệt đến cán bộ, nhân dân để nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra.
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Nếu có những vấn đề phát sinh, Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét giải quyết và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa XV, kỳ họp thứ 8 thông qua./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 16/2004/CT-UB về tăng cường các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Chỉ thị 20/CT-UB năm 1996 về tổ chức thực hiện nghị định của chính phủ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt và đường thủy nội địa do tỉnh Lào Cai ban hành
- 3Chỉ thị 08/2007/CT-UBND về đẩy mạnh và kiên quyết thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 4Chỉ thị 48/2006/CT-UBND về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Kế hoạch 146/KH-UBND năm 2013 thực hiện Nghị quyết 30/NQ-CP, Chương trình 74-CTR/TU về thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông" do tỉnh Hà Giang ban hành
- 6Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2013 tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Ngọ và năm 2014 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 7Nghị quyết 09/2021/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 51/2006/NQ-HĐND về đẩy mạnh công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 8Quyết định 105/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ và một phần do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành được rà soát trong năm 2021
- 9Quyết định 412/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2019–2023
- 1Nghị quyết 09/2021/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 51/2006/NQ-HĐND về đẩy mạnh công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 2Quyết định 105/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ và một phần do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành được rà soát trong năm 2021
- 3Quyết định 412/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2019–2023
- 1Luật Đường sắt 2005
- 2Chỉ thị 22-CT/TW năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Chỉ thị 16/2004/CT-UB về tăng cường các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Luật Giao thông đường bộ 2001
- 5Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do Chính phủ ban hành
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 8Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 9Chỉ thị 20/CT-UB năm 1996 về tổ chức thực hiện nghị định của chính phủ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt và đường thủy nội địa do tỉnh Lào Cai ban hành
- 10Chỉ thị 08/2007/CT-UBND về đẩy mạnh và kiên quyết thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 11Chỉ thị 48/2006/CT-UBND về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 12Kế hoạch 146/KH-UBND năm 2013 thực hiện Nghị quyết 30/NQ-CP, Chương trình 74-CTR/TU về thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông" do tỉnh Hà Giang ban hành
- 13Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2013 tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Ngọ và năm 2014 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Nghị quyết 51/2006/NQ-HĐND đẩy mạnh công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Số hiệu: 51/2006/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 21/07/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Lương Ngọc Bính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra