- 1Nghị định 86-CP quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá
- 2Thông tư 4/1998/TT-BYT hướng dẫn quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ và phục vụ ăn uống do Bộ Y Tế ban hành
- 3Chỉ thị 08/1999/CT-TTg về tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003
- 5Quyết định 4196/1999/QĐ-BYT về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1Quyết định 2571/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ các Chỉ thị do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 2Quyết định 249/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ và một phần do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành được rà soát trong năm 2018
- 3Quyết định 712/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014–2018
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2004/CT-UB | Đồng Hới, ngày 08 tháng 04 năm 2004 |
CHỈ THỊ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
( VỀ VIỆC TĂNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM)
Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là công tác thường xuyên, liên tục lâu dài, có tác động trực tiếp đến sức khỏe của mỗi người dân. Sử dụng thực phẩm không đảm bảo chất lượng và vệ sinh, có thể gây ra những vụ ngộ độc và các bệnh tiêu hoá cấp tính, nghiêm trọng hơn có thể nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ người sử dụng.
Thực hiện Chỉ thị số 08/1999/CT-TTg ngày 15/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, từ năm 1999 đến nay việc tổ chức “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” được tổ chức hàng năm từ ngày 15/4 đến ngày 15/5, qua đó đã huy động được tham gia tích cực của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân vào các hoạt động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, kinh doanh và dịch vụ ăn uống, thể hiện chất lượng cuộc sống và văn minh xã hội.
Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được và thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Chỉ thị số 08/1999/CT-TTg ngày 15/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ và pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm, UBND tỉnh yêu cầu:
1. Thủ trưởng các ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm; huy động toàn dân tích cực tham gia công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thức ăn và dịch bệnh do ăn uống. Đặc biệt các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà hàng, khách sạn và dịch vụ ăn uống cần thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm, Nghị định số 86/CP ngày 06/12/1995 của Chính phủ, Thông tư số 04/TT-BYT ngày 23/3/1998 và Quyết định số 4196/1999/QĐ-BYT ngày 29/12/1999 của Bộ y tế.
2. Phát động tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm từ ngày 15/4/2004 đến ngày 15/5/2004 với chủ đề: “Sản xuất, kinh doanh và sử dụng thực phẩm theo Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm”.Nhằm tạo ra một bước chuyển biến mới trong công việc thiết lập trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh.
3. Sở Y tế có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch triển khai, tổ chức lễ phát động và duy trì các hoạt động của Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã tổ chức chiến dịch truyền thông phổ biến Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện, chủ trì tổng kết đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả lên UBND tỉnh.
Chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà hàng, khách sạn và du lịch ăn uống trên địa bàn. Phát hiện và xử lý nghiêm minh các cơ sở, cá nhân vi phạm Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Sở Kế hoạch - Đầu tư kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà hàng, khách sạn, cơ sở dịch vụ ăn uống và giải khát trong vấn đề sản xuất, sử dụng, lưu thông hàng hoá và các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm; không cấp hoặc đổi giấy phép kinh doanh cho các cơ sở khi chưa có đầy đủ thủ tục để sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.
5. Các Sở, ngành Công an, Quản lý thị trường, Cục thuế, Khoa học - Công nghệ, Tài nguyên - Môi trường, theo chức năng nhiệm vụ của mình, phối hợp tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm trên thị trường về thực hiện quy định của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm; không lưu thông hàng hoá kém chất lượng, không có nhãn mác hoặc nhãn mác không đúng quy định, không được sử dụng các loại phẩm màu, phụ gia ngoài danh mục Bộ Y tế cho phép.
6. Sở Văn hoá - Thông tin, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Quảng Bình và các cơ quan thông tin đại chúng, tăng cường tuyên truyền Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế về Vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt chú trọng trong các ngày Lễ, Tết và Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Huy động các phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức tuyên truyền, phổ biến phong phú nhằm hướng dẫn cho nhân dân về vệ sinh ăn uống, chế biến thực phẩm, cách phòng chống ngộ độc thức ăn và dịch bệnh do ăn uống gây ra...
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
Nơi nhận: | TM. UBND TỈNH QUẢNG BÌNH |
- 1Quyết định 2571/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ các Chỉ thị do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 2Quyết định 249/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ và một phần do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành được rà soát trong năm 2018
- 3Quyết định 712/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014–2018
- 4Quyết định 23/2020/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 5Quyết định 23/2020/QĐ-UBND quy định về nội dung quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 6Quyết định 55/2020/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực Y tế trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 1Quyết định 2571/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ các Chỉ thị do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 2Quyết định 249/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ và một phần do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành được rà soát trong năm 2018
- 3Quyết định 712/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014–2018
- 1Nghị định 86-CP quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá
- 2Thông tư 4/1998/TT-BYT hướng dẫn quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ và phục vụ ăn uống do Bộ Y Tế ban hành
- 3Chỉ thị 08/1999/CT-TTg về tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003
- 5Quyết định 4196/1999/QĐ-BYT về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Quyết định 23/2020/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 7Quyết định 23/2020/QĐ-UBND quy định về nội dung quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 8Quyết định 55/2020/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực Y tế trên địa bàn tỉnh Bình Định
Chỉ thị 13/2004/CT-UB về tăng cường công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm do tỉnh Quảng Bình ban hành
- Số hiệu: 13/2004/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 08/04/2004
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Trần Công Thuật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/04/2004
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực