Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/CT-UBND | Điện Biên, ngày 08 tháng 11 năm 2016 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trong thời gian qua, tình hình kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên địa bàn tỉnh chưa được kiểm soát chặt chẽ; các hành vi vi phạm về điều kiện buôn bán, sử dụng thuốc BVTV không đúng kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly,... đang có chiều hướng gia tăng, gây mất an toàn thực phẩm ô nhiễm môi trường. Tính đến tháng 9 năm 2016 trên địa bàn tỉnh có 178 cơ sở buôn bán thuốc BVTV, trong đó có 68 cơ sở chiếm 38,2% chưa có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV, ngoài ra tại trung tâm một số xã thuộc các huyện vùng sâu, vùng xa còn có nhiều tư thương buôn bán thuốc BVTV không có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn bán thuốc BVTV.
Để quản lý các hoạt động kinh doanh buôn bán, sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh có hiệu quả, giảm thiểu tác động xấu của thuốc BVTV đến sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên yêu cầu các Sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hướng dẫn, tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV xông hơi khử trùng nông sản. Lấy mẫu phân tích, đánh giá chất lượng các loại thuốc BVTV đang sử dụng phổ biến. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật cho các cơ sở buôn bán, người sử dụng thuốc BVTV; thực hiện đúng quy định về cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV; hướng dẫn các địa phương cơ sở buôn bán thuốc BVTV tổ chức ký cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật; tập huấn hướng dẫn người dân áp dụng các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả.
- Phối hợp với các cấp, ngành liên quan và các địa phương thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác quản lý thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Công Thương, Công an tỉnh
Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch thanh tra, kiểm tra buôn bán, sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường và các đơn vị trực thuộc ngành tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường và kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm, đúng pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng nhu cầu kinh phí để thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng từ các bể chứa của các địa phương; trên cơ sở đó tổng hợp kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh xem xét quyết định. Đồng thời làm đầu mối thuê các đơn vị, doanh nghiệp có đủ điều kiện về xử lý chất thải nguy hại để thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng theo đúng quy định.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chuyên môn thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Hàng năm, chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp tình hình phát sinh, thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học và quy định của pháp luật về quản lý, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV; công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn.
5. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Điện Biên Phủ
Có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền kiến thức, pháp luật về kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
6. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng Kinh tế), Thanh tra huyện, Công an huyện và UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV tại địa phương. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Giao trách nhiệm cụ thể cho UBND các xã, phường, thị trấn quản lý chặt chẽ việc kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn; phối hợp với Trạm BVTV huyện, thị xã, thành phố rà soát, thống kê và hướng dẫn các cơ sở buôn bán thuốc BVTV ký cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật hướng dẫn cho người dân cách sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả. Bố trí kinh phí từ nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và các nguồn vốn khác để xây dựng các bể chứa chai lọ, vỏ bao bì thuốc BVTV tại các cánh đồng tập trung; đồng thời xây dựng bể đầu mối thu gom tập kết chai lọ vỏ bao bì thuốc BVTV để lưu trữ trước khi xử lý theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường (trước khi xây dựng các bể chứa, các hộ dân phải được họp bàn, lựa chọn vị trí phù hợp dựa theo bản đồ quy hoạch của xã; điểm xây dựng thuận tiện đường giao thông phân bố hợp lý, thuận lợi cho bà con nông dân khi tiến hành pha chế, xa nguồn nước, xa khu dân cư, không ảnh hưởng môi trường xung quanh).
- Xây dựng dự toán kinh phí để thực hiện việc xử lý bao gói, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại các bể chứa, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp.
- Hàng năm, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch tổng kiểm tra việc kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về tình trạng buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định xảy ra trên địa bàn quản lý.
7. Các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố đề xuất, tham mưu cho UBND tỉnh trong việc quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh.
Nhận được văn bản này, yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động phối hợp tổ chức triển khai thực hiện.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 2521/QĐ-UBND năm 2016 hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 2Quyết định 2522/QĐ-UBND năm 2016 Hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 3Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 4Quyết định 05/2017/QĐ-UBND Quy định hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 5Quyết định 03/2018/QĐ-UBND về Quy định quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 6Quyết định 05/2019/QĐ-UBND bãi bỏ một số nội dung của quy định về quản lý thuốc Bảo vệ thực vật kèm theo Quyết định 03/2018/QĐ-UBND do tỉnh Nghệ An ban hành
- 7Chỉ thị 04/2008/CT-UBND về đẩy mạnh công tác quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các chất hữu cơ gây ô nhiễm, khó phân huỷ góp phần bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 1Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Quyết định 2521/QĐ-UBND năm 2016 hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 3Quyết định 2522/QĐ-UBND năm 2016 Hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 4Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 5Quyết định 05/2017/QĐ-UBND Quy định hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 6Quyết định 03/2018/QĐ-UBND về Quy định quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 7Quyết định 05/2019/QĐ-UBND bãi bỏ một số nội dung của quy định về quản lý thuốc Bảo vệ thực vật kèm theo Quyết định 03/2018/QĐ-UBND do tỉnh Nghệ An ban hành
- 8Chỉ thị 04/2008/CT-UBND về đẩy mạnh công tác quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các chất hữu cơ gây ô nhiễm, khó phân huỷ góp phần bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- Số hiệu: 11/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 08/11/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
- Người ký: Lò Văn Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra