Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-UBND | Lai Châu, ngày 23 tháng 3 năm 2021 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG, KIỀM CHẾ TAI NẠN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
Sau 02 năm triển khai thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông đã ghi nhận được những kết quả nổi bật như: Công tác phát triển kết cấu hạ tầng giao thông từng bước được hoàn thiện góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn cơ bản ổn định, công tác đảm bảo an toàn giao thông thông suốt ; số vụ, số người chết và số người bị thương đã được kiềm chế và có xu hướng giảm...Tuy nhiên việc giảm 03 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương chưa thực sự ổn định qua các năm và qua theo dõi từ đầu năm 2021 tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh đang chuyển biến theo hướng phức tạp, ngoài nguyên nhân đặc thù là tỉnh miền núi, kết cấu hạ tầng giao thông vẫn còn hạn chế với cấp đường còn thấp, bán kính cong nhỏ, che khuất tầm nhìn...thì nguyên nhân chính là do ý thức của người tham gia giao thông chưa cao, chưa tự giác, tình trạng vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông còn diễn ra phổ biến, đặc biệt là các hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông như: Tham gia điều khiển phương tiện giao thông khi đã sử dụng rượu, bia, các chất kích thích, chạy quá tốc độ, chở quá tải trọng, quá số người theo quy định, đi sai làn đường, phần đường, đi ngược chiều...
Để phát huy kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong những tháng còn lại của năm 2021, phấn đấu năm 2021 và những năm tiếp theo, kéo giảm tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh ở cả 3 tiêu chí từ 5%-10% (số vụ, số người chết, số người bị thương), hạn chế tối đa tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn, nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông an toàn trong mọi tầng lớp nhân dân, góp phần ổn định tình hình trật tự an toàn giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung triển khai thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư; Kế hoạch số 203-KH/TU ngày 03/5/2019 của Tỉnh ủy Lai Châu về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; Kế hoạch số 1176/KH-UBND ngày 27/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu về thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông, vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh. Trong đó xác định nội dung công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
2. Ban An toàn giao thông tỉnh
- Kiểm tra, đôn đốc các thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 20/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Năm An toàn giao thông 2021. Hàng tháng tổng kết, đánh giá, đề xuất giải pháp và gửi báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh vào tuần đầu tiên của tháng kế tiếp để nắm bắt, chỉ đạo.
- Tăng cường công tác theo dõi, nắm bắt diễn biến tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh để kịp thời đề xuất, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp, xử lý.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành các cơ quan truyền thông xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa để phù hợp với từng địa bàn, đối tượng và thời điểm. Tổ chức tuyên truyền pháp luật về giao thông, phát mũ bảo hiểm, dụng cụ nổi cho người dân trên địa bàn tỉnh.
- Thành lập các Tổ công tác liên ngành tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm về vận chuyển khách, nồng độ cồn, sử dụng chất ma túy và các chất kích thích khác khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông.
3. Công an tỉnh
- Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với nội dung vận động quần chúng nhân dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông; triển khai ký kết và xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan doanh nghiệp, trường học...an toàn về an ninh trật tự - trật tự an toàn giao thông; nhân rộng nâng cao chất lượng các mô hình cổng trường an toàn giao thông, bến thuyền an toàn giao thông, đoạn đường tự quản...Phối hợp với các cơ quan truyền thông của Trung ương, địa phương và của ngành Công an tăng thời lượng phát sóng trên truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình trật tự an toàn giao thông, tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông nhất là các hành vi vi phạm sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khi tham gia giao thông.
- Chỉ đạo lực lượng chức năng, Công an các huyện, thành phố thường xuyên tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Xử lý các vi phạm theo từng chuyên đề hoặc tổng kiểm soát đối với xe ô tô chở khách, xe tải, ô tô, xe mô tô vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông nhất là các hành vi vi phạm tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông, các lỗi trực tiếp gây tai nạn giao thông như: Vi phạm quy định về nồng độ cồn, vi phạm tốc độ, đi không đúng làn đường, vượt sai quy định, chở quá tải, quá số người quy định; dừng, đỗ sai quy định; không đội mũ bảo hiểm..., đặc biệt là tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm đối với lái xe sử dụng ma túy; tập trung tuần tra, kiểm soát tại những tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trọng điểm, hay xảy ra tai nạn giao thông vào các khung giờ cao điểm (từ 20h00 ngày hôm trước đến 05h00 ngày hôm sau).
- Lĩnh vực đường thủy: Huy động lực lượng, phương tiện tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa là nguyên nhân trực tiếp gây mất an toàn như: Phương tiện chở quá tải, quá số người quy định, không đăng ký, đăng kiểm; người điều khiển phương tiện không có bằng lái, chứng chỉ chuyên môn theo quy định; cảng, bến thủy không phép, không đảm bảo điều kiện an toàn; các hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản, lâm sản trái phép; hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, xây dựng công trình ảnh hưởng đến luồng và hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa; các hành vi vi phạm t heo quy định tại Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25/12/2015 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, Nghị định số 110/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa. Khảo sát nắm tình hình, xây dựng kế hoạch và phối hợp xử lý các đối tượng khai thác khoáng sản (cát, sỏi) trái phép gây mất trật tự xã hội, làm sạt lở công trình thủy lợi, nhà cửa, đất canh tác của nhân dân sống dọc ven đường thủy.
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, chính quyền địa phương thường xuyên khảo sát các tuyến đường, chú trọng các tuyến trọng điểm để phát hiện các bất hợp lý trong tổ chức giao thông, các “điểm đen” tai nạn giao thông, các điểm có nguy cơ tiềm ẩn và mất an toàn giao thông để đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh các giải pháp kịp thời sửa chữa, khắc phục.
- Tổ chức điều tra, xử lý nghiêm các vụ tai nạn giao thông, đúng quy trình về điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, phân công trách nhiệm, quan hệ phối hợp trong giải quyết tai nạn giao thông của lực lượng công an. Sau điều tra, giải quyết tai nạn giao thông phải tổng hợp, đánh giá, làm rõ nguyên nhân chính, điều kiện dẫn đến tai nạn giao thông (hạ tầng giao thông, điều kiện của người, phương tiện tham gia giao thông...); xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan khi để xảy ra tai nạn giao thông. Điều tra, xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, mua bán, sử dụng các loại giấy tờ giả như: Làm giả giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn lái tàu thuyền, các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Thường xuyên rà soát và thực hiện thu hồi phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hết niên hạn sử dụng theo quy định của Bộ Công an, không để các phương tiện hết niên hạn sử dụng được hoạt động, lưu thông trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại cho lực lượng cảnh sát giao thông để giám sát, ghi hình, phát hiện và xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông.
4. Sở Giao thông vận tải
- Chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ tăng cường công tác sửa chữa, bảo trì đường bộ, kịp thời khắc phục các ”điểm đen”, ”điểm có nguy cơ mất an toàn giao thông”; có kế hoạch sửa chữa các đoạn, tuyến đường bộ bị hư hỏng, sụt lún, sạt lở để bảo đảm giao thông thông suốt, liên tục; chủ động kiểm tra, phát hiện và khắc phục kịp thời các yếu tố gây mất an toàn trên đường giao thông; xây dựng phương án phân luồng, phân tuyến, tổ chức giao thông hợp lý; rà soát, bổ sung biển báo, đèn tín hiệu giao thông phù hợp; tăng cường công tác quản lý trật tự hành lang an toàn đường bộ.
- Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; kiểm định chặt chẽ chất lượng kỹ thuật phương tiện; siết chặt quản lý kinh doanh vận tải, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người lái xe, văn hóa khi tham gia giao thông. Phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh để kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng hiệu quả dữ liệu xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông trong công tác quản lý cấp giấy phép lái xe.
- Triển khai thực hiện nghiêm Quyết định số 329/QĐ-UBND ngày 05/4/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu về việc phối hợp kiểm tra xử lý vi phạm chở hàng quá trọng tải của ô tô vận tải hàng hóa đường bộ trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
- Tăng cường quản lý hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa bằng ô tô trên đường bộ, vận chuyển khách bằng đò ngang, đò dọc trên đường thủy nội địa. Khai thác dữ liệu thông tin từ thiết bị giám sát hành trình trong hoạt động quản lý vận tải bằng ô tô nhằm ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ xảy ra các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến phương tiện ô tô chở khách.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn giao thông đường thủy nội địa của tổ chức, cá nhân liên quan; kiên quyết đình chỉ hoạt động của các bến thủy, phương tiện thủy nội địa chưa đáp ứng đầy đủ quy định về an toàn kỹ thuật, điều kiện cứu nạn, cứu hộ và của người điều khiển phương tiện thủy.
5. Sở Y tế
Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác xét nghiệm ma túy, chất kích thích và nồng độ cồn đối với lái xe ô tô tải, khách và các nạn nhân bị tai nạn giao thông, cấp cứu tại các cơ sở khám chữa bệnh; chỉ đạo các đơn vị có liên quan kịp thời thống kê, báo cáo các trường hợp tai nạn giao thông. Tổ chức khám, cấp Giấy khám sức khỏe cho người đủ điều kiện lái xe và người học lái xe trên địa bàn toàn tỉnh; phối hợp với Sở Giao thông vận tải thực hiện nghiêm công tác khám sức khỏe định kỳ đối với lái xe kinh doanh vận tải theo quy định.
6. Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Báo Lai Châu
Đẩy mạnh tuyên truyền các nội dung liên quan đến công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, trọng tâm trên sóng truyền hình, phát thanh, báo mạng, các mạng xã hội; phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương tăng cường thời lượng, nâng cao chất lượng các chuyên mục, chương trình tuyên truyền về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, các thông điệp về an toàn giao thông, văn hóa giao thông, tình hình về tai nạn giao thông, các trường hợp cố tình vi phạm hoặc chống đối lại lực lượng chức năng khi đang thi hành nhiệm vụ. Cập nhật kịp thời tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh để thông tin nhanh nhất đến nhân dân nắm, thực hiện.
7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Bám sát Kế hoạch Năm An toàn giao thông, Kế hoạch tuyên truyền về an toàn giao thông hàng năm của Ban An toàn giao thông tỉnh theo từng chủ đề để kịp thời tuyên truyền nội dung, quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông tới nhân dân qua các tác phẩm nghệ thuật như: Hát, tiểu phẩm, kịch ngắn….
8. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức an toàn giao thông trong trường học, giáo dục ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên khi tham gia giao thông ngay từ đầu năm học mới, đồng thời hàng năm tổ chức ký cam kết chấp hành quy định về pháp luật trật tự an toàn giao thông giữa nhà trường, lớp học, giáo viên, học sinh, sinh viên tại các cấp học. Chỉ đạo các trường học trên địa bàn tỉnh hưởng ứng các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức, phát động.
- Đề xuất với lực lượng Công an và chính quyền địa phương thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông ở khu vực trước cổng trường học, xây dựng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” không để xảy ra tình trạng mất an toàn giao thông, ùn tắc giao thông trong khung giờ tan trường.
9. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
- Duy trì việc kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định pháp luật, điều lệnh, điều lệ của quân đội đối với người điều khiển phương tiện quân sự khi tham gia giao thông.
- Phối hợp với đơn vị liên quan xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, các vụ tai nạn giao thông có liên quan đến cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng quân đội.
10. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh
- Viện kiểm soát nhân dân tỉnh: Phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh trong công tác điều tra, khám nghiệm hiện trường các vụ tai nạn giao thông, các vụ chống người thi hành công vụ.
- Tòa án nhân dân tỉnh: Chủ trì, phối hợp với liên ngành tố tụng xét xử các vụ án liên quan đến trật tự an toàn giao thông; lựa chọn một số vụ án để đưa ra xét xử điểm nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền.
11. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội Phát huy vai trò trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu đơn vị trong công tác chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc các chương trình, kế hoạch của cấp trên về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo chức năng nhiệm vụ được giao tại đơn vị. Tăng cường phối hợp với các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa; tuyên truyền sâu, rộng tới mọi đối tượng nhất là thanh thiếu niên, công nhân, học sinh, sinh viên, công chức, viên chức, người lao động, lái xe khách và vận tải hàng hóa; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”. Hàng năm phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức buổi tuyên truyền, hướng dẫn lái xe an toàn đồng thời tổ chức ký cam kết chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông; đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên, là một tiêu chuẩn xét đạo đức hạnh kiểm cuối năm của học sinh, sinh viên.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Căn cứ vào Kế hoạch bảo đảm an toàn giao thông hàng năm của Chủ tịch UBND tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện đảm bảo hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn; trọng tâm kéo giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương (địa bàn nào để xảy ra tai nạn giao thông tăng so với cùng kỳ năm trước thì Chủ tịch UBND huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh).
- Đôn đốc các cấp, đơn vị chức năng quản lý hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, quản lý vỉa hè, đường phố và đảm bảo kết cấu hạ tầng giao thông, thực hiện nghiêm túc quy định về hành lang an toàn giao thông đường bộ.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn; tăng cường phối hợp giữa các lực lượng để đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền cho phù hợp với từng đối tượng, xác định trong thời gian cao điểm để tuyên truyền đến tận xã, bản, khu dân cư… nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. Phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, tiếp tục xây dựng các mô hình về an toàn giao thông như: Đoạn đường tự quản, bến thuyền an toàn giao thông, mô hình “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”.
- Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông; khảo sát, đề xuất sửa đổi, bổ sung những bất hợp lý trong tổ chức giao thông, “điểm đen”, điểm có nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông, hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ thuộc trách nhiệm quản lý.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng, đơn vị quản lý đường bộ tổ chức "Giải tỏa các vi phạm hành lang an toàn giao thông, thiết lập kỷ cương trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh", kiên quyết cưỡng chế đối với những trường hợp tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, các trường hợp xây dựng công trình trái phép trên đất hành lang an toàn đường bộ.
- Quản lý chặt chẽ các bến thủy, bến đò, phương tiện thủy chở khách trên địa bàn; tổ chức cho các chủ đò đăng ký chứng chỉ hành nghề và thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 01/2003/CT-CT về tổ chức thực hiện Nghị quyết 13/2002/NQ-CP về giải pháp kiềm chế, tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do tỉnh Bình Dương ban hành
- 2Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2019 về tăng cường thực hiện giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 3Kế hoạch 28/KH-UBND thực hiện giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 4Kế hoạch 12/KH-UBND thực hiện giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2021-2025 và năm an toàn giao thông 2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 5Kế hoạch 13/KH-UBND triển khai công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2021 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 6Quyết định 1186/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Tiếp tục ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025”
- 7Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2022 về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 8Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường giải pháp cấp bách nhằm kéo giảm tai nạn giao thông từ nay đến cuối năm 2022 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 1Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
- 2Nghị định 132/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
- 3Chỉ thị 01/2003/CT-CT về tổ chức thực hiện Nghị quyết 13/2002/NQ-CP về giải pháp kiềm chế, tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do tỉnh Bình Dương ban hành
- 4Kết luận 45-KL/TW năm 2019 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2019 về tăng cường thực hiện giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 6Kế hoạch 1176/KH-UBND năm 2019 thực hiện giải pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông, vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 7Kế hoạch 28/KH-UBND thực hiện giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 8Kế hoạch 160/KH-UBND về năm an toàn giao thông 2021 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 9Kế hoạch 12/KH-UBND thực hiện giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2021-2025 và năm an toàn giao thông 2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 10Kế hoạch 13/KH-UBND triển khai công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2021 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 11Quyết định 1186/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Tiếp tục ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025”
- 12Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2022 về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 13Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường giải pháp cấp bách nhằm kéo giảm tai nạn giao thông từ nay đến cuối năm 2022 do thành phố Cần Thơ ban hành
Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2021 về tăng cường thực hiện giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, kiềm chế tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- Số hiệu: 06/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 23/03/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
- Người ký: Trần Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra