Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 03/CT-UB

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 01 năm 1977

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH TẾ ĐỂ HOÀN THÀNH THẮNG LỢI KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC NĂM 1977 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hiện nay cách mạng đã chuyển sang giai đoạn cùng một lúc tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước. Điều đó đòi hỏi Thành phố chúng ta phải đưa công tác quản lý kinh tế đi nhanh vào nề nếp,

Do đó, để thực hiện phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa, Thành phố chúng ta phải kịp thời áp dụng và đưa công tác quản lý kinh tế

- Chế độ kế hoạch hoá,

- Chế độ hạch toán kinh tế,

- Chế độ hợp đồng kinh tế.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước năm 1977 và để chấp hành nghiêm chỉnh chế độ hợp đồng kinh tế theo nghị định 54/CP ngày 10-3-75 của Hội đồng Chánh phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ thị cho các ngành, các cấp phải tổ chức triển khai việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế ngay những ngày đầu năm 1977, xem việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế là một kỷ luật bắt buộc của Nhà nước trong mọi hoạt động kinh tế có liên quan với nhau, là cơ sở pháp lý của Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Căn cứ vào nhiệm vụ, phương hướng và chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước năm 1977 của Thành phố đã giao, các Ban, Ngành, Sở của Thành phố và Ủy ban nhân dân các quận cần gấp rút phân bố chỉ tiêu và chỉ đạo các đơn vị kinh tế cơ sở trực thuộc mình (các cơ sở sản xuất, lưu thông phân phối, giao thông vận tải, xây dựng cơ bản,...) triển khai ngay việc bàn bạc và tổ chức ký kết các hợp đồng kinh tế cụ thể để làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1977, khắc phục lối làm ăn tùy tiện không kế hoạch và không tính đến hiệu quả kinh tế.

Các ngành quản lý và các quận cũng như các đơn vị kinh tế cơ sở cần phải gắn công tác kế hoạch với công tác hợp đồng kinh tế, coi công tác hợp đồng kinh tế là một biện pháp quan trọng trong quản lý và kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân. Quan hệ kinh tế giữa các tổ chức quốc doanh, các tổ chức công tư hợp doanh, các cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị bộ đội, các tổ chức xã hội, các hợp tác xã được công nhận theo điều lệ hiện hành, các tổ chức xã hội và cơ quan Nhà nước đều phải thông qua hợp đồng kinh tế.

Đặc biệt khi ký kết hợp đồng kinh tế với các tổ hợp và các tư nhân, thì cần chú ý những điểm sau đây:

Nếu không thực hiện đúng 2 điều kiện trên đây thì các đơn vị kinh tế quốc doanh và các cơ quan Nhà nước không được ký hợp đồng với họ.

Nội dung hợp đồng kinh tế phải thể hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh tinh thần Nghị định 54/CP của Hội đồng Chánh phủ, nghiêm cấm việc lợi dụng việc ký kết hợp đồng kinh tế để lợi dụng móc ngoặc hoặc làm

Nội dung các bản hợp đồng kinh tế phải rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết, cụ thể và phải đúng với các thể chế của Nhà nước và Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố giao nhiệm vụ cho Sở Lương thực và Sở Thương nghiệp cùng phối hợp với một số ngành có liên quan khác nghiên cứu và áp dụng hợp đồng hai chiều trong việc tổ chức thu mua các sản phẩm nông nghiệp và ngư nghiệp của Thành phố. Nội dung loại hợp đồng này phải thể hiện rõ dân chủ, bình đẳng và nghĩa vụ của đôi bên, có xác định rõ trách nhiệm vật chất đôi bên bằng cách đền bù tài sản nếu không thực hiện đúng hợp đồng.

Các chỉ tiêu kế hoạch trên giao là những căn cứ để ký kết hợp đồng kinh tế.

Việc ký kết các hợp đồng kinh tế cụ thể trên đây phải do thủ trưởng đơn vị ký với sự đóng góp đầy đủ của các bộ môn giúp việc, thủ trưởng đơn vị có thể ủy quyền cho người khác ký thay từng hợp đồng, nhưng thủ trưởng chịu trách nhiệm hoàn toàn về hợp đồng đó như chính mình ký.

Mỗi hợp đồng kinh tế phải được ký làm 5 bản, ngoài 2 bên đương sự giữ 2 bản còn phải gởi cơ quan ngân hàng, thuế (có quan hệ trực tiếp) và sở hoặc ngành chủ quản cấp trên.

Các cơ quan quản lý cấp trên cũng như các đơn vị kinh tế cơ sở phải gắn chặt công tác thực hiện kế hoạch với công tác thực hiện hợp đồng kinh tế. Phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng kinh tế nhằm không ngừng phát huy tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt kế hoạch Nhà nước, giải quyết các khó khăn vướng mắc cho nhau kịp thời bằng cách cùng nhau hiệp thương bàn bạc dân chủ nhằm thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các điều đã cam kết.

Thủ trưởng các bên ký kết hợp đồng vừa phải tranh thủ sự chỉ đạo và giúp đỡ của các cơ quan quản lý cấp trên, vừa phải phối hợp cùng với các đoàn thể quần chúng đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, động viên mọi người trong đơn vị ra sức thực hiện tốt hợp đồng đã ký kết.

Từ nay, các vụ từ chối, trì hoãn ký kết hợp đồng kinh tế, ký thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch và các vụ vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết (kể cả những hợp đồng kinh tế của năm 1976) đều phải khiếu nại và được xét xử tại cơ quan Hội đồng Trọng tài kinh tế Thành phố theo phạm vi quyền hạn đã được Nhà nước quy định.

Các cơ quan quản lý kinh tế cấp Thành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện khi đã có số kiểm tra hoặc sau khi có chỉ tiêu kế hoạch chính trên giao, phải kịp thời cụ thể hoá và phân bổ các chỉ tiêu xuống các đơn vị cơ sở kèm theo sự chỉ đạo chặt chẽ việc ký kết hợp đồng kinh tế để thực hiện các chỉ tiêu ấy, tổ chức các cuộc hiệp thương giữa các ngành, quận có liên quan để thống nhất việc hướng dẫn ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế của các đơn vị kinh tế trực thuộc và kịp thời có biện pháp giải quyết những khó khăn vướng mắc của bên dưới.

Các cơ quan quản lý tổng Ngân hàng, Tài chánh, Thuế, Giá cả, Vật tư, Lao động... cần đối chiếu với nhiệm vụ kế hoạch và căn cứ vào các hợp đồng kinh tế của các đơn vị đã được ký kết để có sự kiểm tra, giám sát và tiến hành cấp phát vốn, thanh toán, giải quyết lao động, cung cấp vật tư, v.v...

Hội đồng Trọng tài kinh tế Thành phố cần phối hợp chặt chẽ với các sở chủ quản và các quận, huyện để kiểm tra việc tổ chức thực hiện ở các đơn vị kinh tế cơ sở, đồng thời phối hợp với các cơ quan quản lý tổng kế hoạch, Ngân hàng, Tài chánh, Thuế, Giá cả, v.v...

- Nghị địh 50/CP ngày 10-3-1975 của Hội đồng Chánh phủ.

- Thông tư liên bộ Ủy ban kế hoạch Nhà nước và Hội đồng Trọng tài kinh tế Nhà nước số 573/TT-LB ngày 10-7-1975.

- Thông tư liên bộ Ngân hàng Nhà nước - Bộ Tài chánh - Hội đồng Trọng tài kinh tế Nhà nước số 770/TT-LB ngày 10/6/1976.

- Thông tư liên bộ Ủy ban vật giá Nhà nước - Hội đồng Trọng tài kinh tế Nhà nước số 409/TT-LB ngày 11-6-1976.

Hội đồng Trọng tài kinh tế Thành phố cần tổ chức xét xử kịp thời và nghiêm minh các vụ

Ủy ban nhân dân Thành phố tạm thời quy định bước đầu ở các Nông nghiệp, Công nghiệp, Thương nghiệp, Ngoại thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Vật tư có một đồng chí lãnh đạo và một cán bộ chuyên trách hợp đồng kinh tế. Còn các Sở, Ban, Ngành khác và các quận, huyện cần có cán bộ bán chuyên trách hợp đồng kinh tế. Danh sách những đồng chí lãnh đạo phụ trách và cán bộ giúp việc này phải gởi về Hội đồng Trọng tài kinh tế Thành phố trước ngày 31-1-1977. Căn cứ vào đó, Hội đồng Trọng tài kinh tế Thành phố có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ một cách thiết thực.

***

Gặp khó khăn trở ngại gì, các ngành, sở, quận cần kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân Thành phố để giải quyết và hàng qúy, 6 tháng, 1 năm phải có sơ kết, tổng kết báo cáo về Ủy ban nhân dân Thành phố (đồng gởi về Hội đồng Trọng tài kinh tế thành phố).

 

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Đình Nhơn

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 03/CT-UB năm 1977 về ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế để hoàn thành thắng lợi kế hoạch nhà nước năm 1977 tại thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 03/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 05/01/1977
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Lê Đình Nhơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản