Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 012005//CT-TLĐ | Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2005 |
CHỈ THỊ
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CÔNG ĐOÀN,THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG HỆ THỐNG CÔNG ĐOÀN.
Trong những năm qua, các cấp công đoàn đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý thu, phân phối và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách công đoàn (NSCĐ), góp phần đảm bảo điều kiện vật chất phục vụ hoạt động công đoàn và phong trào CNVC theo đúng quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐ). Tuy nhiên, bên cạnh thống kết quả đã đạt được, công tác quản lý NSCĐ trong hệ thống công đoàn còn có những sai sót, khuyết điểm, đó là:
Công tác lập, xét duyệt, tổ chức thực hiện dự toán chưa sát thực tế, Còn thất thu NSCĐ, nhất là kinh phí công đoàn và đoàn phí trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Phân phối NSCĐ giữa các cấp công đoàn chưa hợp lý, thiếu thống nhất, chưa động viên khai thác nguồn thu. Đặc biệt việc sử dụng NSCĐ còn lãng phí, không đúng chế độ, định mức quy định của Nhà nước và của TLĐ.
Kết quả kiểm tra tại một số Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW; Công đoàn TCty và đơn vị trực thuộc TLĐ, cho thấy: Một số đơn vị tự đặt ra quy chế chi tiêu nội bộ trái với quy định của Nhà nước và của TLĐ (sai về đối tượng, nội dung và mức chi). Các đoàn kiểm tra đã kiến nghị xử lý, xuất toán, thu hồi các khoản chi sai chế độ...
Để chấn chỉnh, khắc phục những sai phạm, khuyết điểm đó, Đoàn chủ tịch TLĐ yêu cầu các cấp công đoàn, trước hết là các Ban của TLĐ, các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW; Công đoàn TCty và các đơn vị trực thuộc TLĐ thực hiện những việc cụ thể sau đây:
1/ Thực hiện thật tốt và có hiệu quả việc tận thu ngân sách công đoàn, nhất là KPCĐ (2% TQL), đoàn phí, trong tất cả các đơn vị doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
2/ Khẩn trương phối hợp nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính công đoàn phù hợp với quy định của luật pháp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác công đoàn trong tình hình mới, theo hướng gắn phân cấp quyền hạn với trách nhiệm của đơn vị dự toán NSCĐ; Gắn việc khoán biên chế, chi phí quản lý hành chính với nhiệm vụ công tác công đoàn. Điều chỉnh ngay những bất hợp lý trong cán văn bản quy định của TLĐ về quy chế tổ chức và quản lý; Về phân phối và sử dụng; Về báo cáo và kiểm tra tài chính công đoàn.
3/ Kiểm tra, xem xét lại chế độ chi tiêu đang vận dụng tại các công đoàn cấp trên cơ sở, chấm dứt việc tự đặt ra quy chế chi tiêu nội bộ trái quy định của Nhà nước và của TLĐ như:
Dùng NSCĐ chi lương, phụ cấp lương, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ chuyên trách công đoàn không đúng chế độ tiền lương của Nhà nước và của TLĐ như:
Dùng NSCĐ chi quà sinh nhật; Chi bồi dưỡng lễ, tết; Chi may trang phục cho CBCNV; Chi đi (và tiếp đoàn đến) tham quan du lịch; Chi thanh toán tiền điện thoại nhà riêng và điện thoại di động cho cán bộ không có tiêu chuẩn hoặc có tiêu chuẩn nhưng chi quá định mức quy định của Nhà nước và của TLĐ.
4/ Tiết kiệm chi quản lý hành chính, chống lãng phí trong mua sắm TSCĐ và đầu tư XDCB:
Chỉ tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn nghiệp vụ khi thật cần thiết, theo quy định chung, không phô trương, hình thức. Chi hội nghị và công tác phí phải đúng chế độ quy định trong Thông tư số118/2004/TT'BTC của Bộ Tài chính. Nghiêm cấm việc huy động kinh phí đóng góp, hỗ trợ của công đoàn cấp dưới để chi hội nghị, hội thảo, tập huấn và các hoạt động phong trào do công đoàn cấp trên tổ chức.Chi thanh toán tiền điện thoại theo đúng Quy định tạm thời số 962/QĐ-TLĐ ngày 23/6/2003. Việc cử cán bộ đi công tác nước ngoài và tiếp khách nước ngoài đến làm việc tại đơn vị phải được phép của cơ quan có thẩm quyền. Chi tiêu hoạt động đối ngoại theo đúng chế độ quy định của Nhà nước và của TLĐ. Không in sách, tài liệu tràn lan, trùng lắp, bán thu tiền chênh lệch, lập và sử dụng quỹ trái phép.
Mua sắm TSCĐ và đầu tư XDCB phải thực hiện đầy đủ thủ tục, đúng quy trình và kiểm tra chặt chẽ số lượng, chất lượng, đơn giá trước khi thanh toán. Mua sắm ô tô phục vụ công tác phải đúng tiêu chuẩn, định mức và mức giá điều chỉnh trong Quyết định số 122/1999/QĐ-TTg ngày lO/5/1999 và Quyết định số l05/2004/QĐ-TTg ngày 8/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
5/ Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán công đoàn, triển khai phần mềm quản lý tài chính kế toán công đoàn; Tăng cường trách nhiệm quản lý thu, chi NSCĐ, Kiểm tra, xử lý nghiêm những vi phạm kỷ luật tài chính và chế độ kế toán:
Ban thường vụ công đoàn các cấp, đứng đầu là đồng Chí Chủ tịch; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị (chủ tài khoản) chịu trách nhiệm về các quyết định thu, chi và công tác quản lý NSCĐ theo quy định của pháp luật và của TLĐ.
Các đơn vị kế toán công đoàn phải thực hiện nghiêm chế độ kế toán công đoàn ban hành kèm theo Quyết định số 1675/QĐ-TLĐ ngày 13/8/2003. Mọi khoản thu, chi bất kể từ nguồn quỹ nào đều phải thống nhất quản lý tại Ban Tài chính.
Ban Tài chính công đoàn các cấp chủ động kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ kế toán cho công đoàn cấp dưới; Phối hợp chặt chẽ với UBKT đồng cấp kiểm tra và xử lý kịp thời những sai phạm trong công tác tài chính, kế toán.
Nhận được Chỉ thị này, Ban thường vụ công đoàn các cấp, các đồng chí Chủ tịch, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nghiên cứu quán triệt, chấn chỉnh những sai sót, xây dựng chương trình hành động cụ thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quả.n lý sử dụng ngân sách công đoàn./.
| TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LĐVN |
- 1Công văn số 991/TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc thực hiện chế độ chi tiêu về hội nghị, công tác phí, điện thoại
- 2Nghị quyết số 176-UBTVQH9/NQ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 3Chỉ thị 701-TTg năm 1994 sơ kết công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,chống tham nhũng, chống buôn lậu do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 4Chỉ thị 368-TTg năm 1995 về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, đoàn thể và doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 1998
- 6Nghị định 38/1998/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- 7Chỉ thị 29/2001/CT-TTg về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Công văn số 991/TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc thực hiện chế độ chi tiêu về hội nghị, công tác phí, điện thoại
- 2Quyết định 1675/2003/QĐ-TLĐ ban hành chế độ kế toán công đoàn do Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 3Nghị quyết số 176-UBTVQH9/NQ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 4Chỉ thị 701-TTg năm 1994 sơ kết công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,chống tham nhũng, chống buôn lậu do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 5Chỉ thị 368-TTg năm 1995 về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, đoàn thể và doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 1998
- 7Nghị định 38/1998/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- 8Quyết định 122/1999/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ôtô trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Chỉ thị 29/2001/CT-TTg về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chỉ thị 01/2005/CT-TLĐ về tăng cường quản lý ngân sách công đoàn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hệ thống Công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 01/2005/CT-TLĐ
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 13/01/2005
- Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
- Người ký: Đặng Ngọc Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra