Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1067/BC-QLCL | Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2014 |
Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và PTNT (Thanh tra Bộ)
Thực hiện văn bản 2592/BNN-TTr ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc báo cáo công tác thanh tra; giải quyết KNTC; PCTN 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản báo cáo theo đề cương hướng dẫn tại Thông tư số 03/2013/TT-TTCP ngày 10/6/2013, như sau:
I. CÔNG TÁC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH:
Căn cứ kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra năm 2014 của các Cục, Tổng cục đã được Bộ trưởng phê duyệt ban hành kèm theo Quyết định số 2741/QĐ-BNN-TTr ngày 19/11/2013 và chức năng, nhiệm vụ được giao, ngày 21/02/2014 Cục trưởng đã có Quyết định số 85/QĐ-QLCL ban hành kế hoạch kiểm tra, thanh tra chuyên ngành năm 2014 của Cục.
a) Công tác thanh tra chuyên ngành.
- Việc triển khai các cuộc thanh tra chuyên ngành:
+ Tổng số cuộc đang thực hiện (số cuộc có thành lập đoàn, số cuộc thanh tra độc lập): Tính đến ngày 15/6/2014, Cục chưa triển khai thực hiện cuộc thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 2741/QĐ-BNN-TTr ngày 19/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Lý do: Theo Quyết định số 2741/QĐ-BNN-TTr của Bộ, kế hoạch được thực hiện từ Quý II/2014, do vậy Cục đã phê duyệt quyết định thanh tra chuyên ngành đợt 1 (Quyết định số 85/QĐ-QLCL) từ ngày 16/6/2014 đến 30/6/2014 đối với 03 cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Hà Nội, Ninh Bình và Bắc Ninh.
+ Tổng số cuộc theo kế hoạch: 12 cuộc tại 12 cơ sở sản xuất kinh doanh
+ Số đối tượng được thanh tra (cá nhân, tổ chức);
► Về tổ chức: 12 cơ sở sản xuất, kinh doanh.
> Về cá nhân: Không
+ Lĩnh vực thanh tra chủ yếu: An toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
b) Kết quả thanh tra: Theo kế hoạch từ ngày 16/6/2014 tiến hành thanh tra 03 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
b) Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra.
- Việc triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm:
Theo Quyết định số 85/QĐ-QLCL ngày 21/02/2014, Cục phê duyệt kế hoạch kiểm tra các đơn vị thuộc Cục và các chi cục QLCL NLTS địa phương về trách nhiệm thực hiện các quy định pháp luật.
+ Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra; số đơn vị được thanh tra, kiểm tra trách nhiệm:
Theo kế hoạch, năm 2014 Cục tiến hành kiểm tra 12 đơn vị (trong đó 09 Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản và 03 đơn vị thuộc Cục).
Theo kế hoạch Cục trưởng phê duyệt, từ ngày 16/6/2014 Cục triển khai thực hiện đợt 1 kiểm tra trách 03 chi cục địa phương.
c) Kết quả xây dựng, hoàn thiện thể chế và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác thanh tra.
- Văn bản (hướng dẫn, chỉ đạo) về công tác thanh tra:
+ Ban hành Quyết định số 85/QĐ-QLCL ngày 21/02/2014 phê duyệt kế hoạch kiểm tra, thanh tra năm 2014 của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản;
+ Văn bản số 295/QLCL-TTPC ngày 04/3/2014, thông báo kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2014 gửi các địa phương nhằm tránh chồng chéo về việc thực hiện thanh tra, kiểm tra về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của các địa phương;
+ Các văn bản trả lời các địa phương (Tiền Giang, Đắc Lắc, Bạc Liêu) về những vướng mắc trong hoạt động thanh tra chuyên ngành xử lý vi phạm hành chính (văn bản số trả lời Chi cục QLCLNLS&TS Đắc Lắc số 679/QLCL-CL2 ngày 23/4/2014 về lập biên bản kiểm tra và thẩm quyền lập biên bản VPHC; văn bản trả lời Chi cục QLCLNLS&TS Tiền Giang số 681/QLCL-TTPC ngày 23/4/2014 về quy trình thanh tra chuyên ngành; văn bản trả lời Chi cục QLCLNLS&TS Bạc Liêu số 550/QLCL-TTPC ngày 04/4/2014 về xử lý vi phạm hành chính về ATTP (nguyên liệu thủy sản có chứa tạp chất);
+ Các văn bản gửi các đơn vị về việc cử công chức đủ điều kiện tham dự khóa đào tạo về thanh tra chuyên ngành do Thanh tra Bộ tổ chức.
- Các văn bản (hướng dẫn, chỉ đạo) về công tác thanh tra được sửa đổi, bổ sung: Cục không được giao thực hiện nhiệm vụ này.
- Số lớp tập huấn, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thanh tra được tổ chức; tổng số người tham gia: Không.
a) Đánh giá ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khuyết điểm trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác thanh tra (về mức độ hoàn thành kế hoạch thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, thanh tra trách nhiệm; về thanh tra đột xuất, thanh tra lại; về đôn đốc, xử lý sau thanh tra).
Thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành theo đúng kế hoạch đã được Bộ phê duyệt (kế hoạch từ ngày 16/6/2014).
- Về thanh tra lại: Không có.
- Về công tác thanh tra chuyên ngành quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản và thanh tra trách nhiệm: Theo kế hoạch từ ngày 16/6/2014 Cục triển khai các cuộc kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm thủy sản đối với các Chi cục QLCLNLS&TS Bắc Ninh, Hà Nội và Ninh Bình và thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở chế biến nông sản rau, quả (Bắc Ninh), Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm sạch Hạ Long (Hà Nội - chế biến chả thủy sản), DNTN Việt Long Sơn (Ninh Bình).
- Về xử lý sau thanh tra: Không.
b) Đánh giá ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khuyết điểm trong việc chỉ đạo, điều hành, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra:
Việc chỉ đạo, điều hành thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra chuyên ngành tại Cục luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của Cấp ủy, Lãnh đạo Cục, sự hướng dẫn của Thanh tra Bộ, do vậy không gặp khó khăn, vướng mắc gì trong công tác chỉ đạo, điều hành.
- Việc rà soát, chỉnh sửa, ban hành mới văn bản phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh tra: Cục không được giao chủ trì xây dựng, tuy nhiên Cục có tham gia Tổ biên tập Nghị định về tổ chức và hoạt động Thanh tra ngành nông nghiệp và PTNT, Tổ soạn thảo Thông tư quy định biểu mẫu xử phạt hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT do Thanh tra Bộ chủ trì.
- Công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ, công chức thực hiện pháp luật về thanh tra: Cục đã có văn bản gửi các cơ quan thuộc Cục đăng ký tham gia lớp tập huấn cho công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành do Thanh tra Bộ phối hợp với Trường Cán bộ thanh tra Chính phủ tổ chức đào tạo nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành.
- Về thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra:
Theo kế hoạch từ quý III/2014 thực hiện kiểm tra các đơn vị thuộc Cục.
- Công tác tổ chức xây dựng lực lượng: đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ, nhân viên thanh tra; hợp tác quốc tế về công tác thanh tra (nếu có): Không
c) Đánh giá vai trò của cơ quan thanh tra trong việc phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội và việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch nhà nước của cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra: Không (lý do chưa triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra);
d) Nguyên nhân của những ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khuyết điểm (chủ quan, khách quan) và kinh nghiệm rút ra qua tổ chức, chỉ đạo và thực hiện công tác thanh tra: Không.
3. Phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014.
Nêu những định hướng, mục tiêu cơ bản, những giải pháp, nhiệm vụ cụ thể trong công tác thanh tra sẽ được tập trung thực hiện trong kỳ báo cáo tiếp theo.
a) Tiến hành các đoàn thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch Bộ, Cục đã phê duyệt năm 2014 và các Đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất theo đúng quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
b) Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao về TOT và đào tạo nghiệp vụ cơ bản về thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính cho công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành các Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản các địa phương.
a) Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn
b) Thanh tra Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm hoàn thiện và trình Bộ trưởng ban hành Thông tư quy định biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT.
c) Thanh tra Bộ phối hợp với Vụ Tài chính trình Bộ trưởng văn bản hướng dẫn các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ việc thực hiện Quyết định số 12/2014/QĐ-TTg ngày 27/01/2014 về việc quy định chế độ bồi dưỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành.
II. CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO.
Việc tiếp công dân; xử lý đơn thư, khiếu nại; tố cáo thuộc lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản luôn được Cấp ủy, Lãnh đạo Cục quan tâm và chỉ đạo sâu sát, kịp thời.
1. Kết quả công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết KNTC.
a) Công tác tiếp công dân.
Việc tiếp công dân tại Cục được Lãnh đạo Cục giao Phòng Thanh tra, Pháp chế thường trực việc tiếp công dân theo quy chế đã được Cục trưởng phê duyệt và báo cáo Lãnh đạo Cục các trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền liên quan đến phạm vi, lĩnh vực được giao của Cục.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, Cục không nhận được đơn thư, khiếu nại, tố cáo của cá nhân, tổ chức nào liên quan đến phạm vi, lĩnh vực quản lý của Cục.
b) Tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo.
- Tiếp nhận (số đơn tiếp nhận trong kỳ, đơn chưa được xử lý kỳ trước chuyển sang): Không
- Phân loại đơn:
+ Khiếu nại: Không
+ Tố cáo: Không
c) Kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền
- Giải quyết đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền: Không
- Giải quyết đơn tố cáo thuộc thẩm quyền: Không
d) Kết quả thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo
- Việc triển khai các cuộc thanh tra về KNTC: Không.
- Kết quả thanh tra, kiểm tra về KNTC: Không,
e) Kết quả xây dựng, hoàn thiện thể chế và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo
- Tổng số văn bản (hướng dẫn, chỉ đạo) về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo mới ban hành hoặc văn bản được sửa đổi, bổ sung: Không.
- Số lớp tập huấn, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo được tổ chức; tổng số người tham gia: Không.
a) Thực hiện công tác tiếp công dân, tiếp nhận đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo và giải quyết kịp thời đúng pháp luật trong phạm vi, thẩm quyền do Cục quản lý.
b) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các văn bản QPPL về khiếu nại, tố cáo đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong toàn cơ quan Cục và đến tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền, phạm vi quản lý của Cục.
c) Tiến hành thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Cục việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, trong đó có nhiệm vụ thực hiện các quy định về khiếu nại, tố cáo theo phạm vi, thẩm quyền được giao cho các cơ quan, đơn vị.
III. CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
1. Kết quả công tác phòng chống tham nhũng.
a) Việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương
- Các hình thức cụ thể đã thực hiện để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng:
+ Đăng tải nội dung Luật sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống tham nhũng trên website của Cục và trên trang web của từng đơn vị thuộc Cục để thông báo đến toàn thể cá bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn hệ thống;
+ Tại Cục và các đơn vị thuộc Cục duy trì và thực hiện “Ngày pháp luật”;
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về PCTN đến công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan Cục thông qua các cuộc họp tổng kết, sơ kết và giao ban tuần.
- Việc ban hành văn bản, hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành của cấp trên trong công tác phòng, chống tham nhũng:
+ Hàng quý tổng hợp báo cáo Bộ kết quả thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng trong toàn hệ thống Cục;
+ Tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo phạm vi phân công cho các đơn vị;
+ Đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thuộc Cục việc phổ biến, tuyên truyền các văn bản QPPL, văn bản chỉ đạo điều hành của cấp trên về PCTN.
- Tình hình tổ chức, bộ máy, phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện trong công tác phòng, chống tham nhũng:
Phòng Thanh tra, Pháp chế thường trực; tham mưu cho Lãnh đạo Cục thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng; tham mưu xử lý các trường hợp vi phạm về phòng, chống tham nhũng theo thẩm quyền của Cục.
b) Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng.
- Việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị:
Tại cơ quan Cục và các đơn vị thuộc Cục thực hiện quy định công khai, minh bạch trong hoạt động của đơn vị, bao gồm:
+ Tại cơ quan Cục: Công khai hóa việc mua sắm tài sản cố định, đầu tư xây dựng cơ bản; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức, viên chức; thu nhập của công chức, viên chức, người lao động; các quy trình, thủ tục hành chính có liên quan việc công khai biểu mức thu phí, lệ phí và biểu mức thu hoạt động dịch vụ; công khai kết quả kiểm tra đảm bảo ATTP tới các doanh nghiệp;
+ Tại các đơn vị thuộc Cục: Công khai quy trình kiểm tra, chứng nhận, thời gian trả kết quả phân tích, thời gian chứng nhận cho khách hàng; niêm yết, công khai thủ tục hành chính về kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/ 2014 Bộ Tư pháp.
- Việc xây dựng ,ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn:
+ Ban hành Quyết định 100/QĐ-QLCL ngày 04/3/2014 về Kế hoạch pháp chế năm 2014 của Cục, trong đó có nội dung rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới quy định về tổ chức, cán bộ, tài chính theo đúng quy định pháp luật;
+ Các đơn vị thuộc Cục đã xây dựng kế hoạch việc rà soát nhằm kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định nội bộ cho phù hợp với quy định và tình hình mới.
- Việc cán bộ, công chức, viên chức nộp lại quà tặng: Trong dịp Tết Nguyên đán Quý tỵ và 5 tháng đầu năm 2014, trong toàn hệ thống Cục chưa phát hiện công chức, viên chức, người lao động nào nhận quà tặng, quà biếu.
- Việc xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức:
Việc thực hiện Quy chế văn hóa công sở và quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan Cục thực hiện theo Bộ quy chế công vụ được ban hành kèm theo Quyết định 484/QĐ-BNN-VP ngày 12/3/2012 của Bộ.
- Việc thực hiện các quy định về minh bạch tài sản và thu nhập:
Cục đã có báo cáo về nội dung này theo Văn bản 1462/BNN-TTr ngày 18/3/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc báo cáo kết quả thực hiện Chị thị 33-CT/TW của Bộ chính trị và chương trình công tác trọng tâm năm của BCĐTW về PCTN.
- Việc xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách:
Trong 5 tháng đầu năm 2014, trong toàn hệ thống Cục chưa phát hiện các trường hợp tham nhũng, Lãnh đạo Cục và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục luôn thực hiện nghiêm túc và nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu trong việc lãnh đạo, chỉ đạo điều hành cơ quan, đơn vị trong công tác PCTN.
- Việc thực hiện cải cách hành chính:
+ Cục đã ban hành Quyết định 457/QĐ-QLCL ngày 29/11/2013 về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2014 của Cục;
+ Một số ứng dụng CNTT phục vụ chỉ đạo, điều hành và hỗ trợ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Cục như chương trình quản lý văn bản và theo dõi tiến độ giải quyết công việc – eDocman, CSDL quản lý chất lượng thủy sản, phần mềm kế toán đã được đưa vào áp dụng tại Cục;
+ Tất cả các đơn vị thuộc Cục và cơ quan Cục thực hiện ứng dụng phần mềm quản lý văn bản; một số đơn vị thuộc Cục đã áp dụng phần mềm quản lý thông tin doanh nghiệp chế biến thủy sản trong các hoạt động của đơn vị.
- Việc tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị:
+ Cục đã trang bị hệ thống máy tính cho cán bộ, công chức, viên chức trong toàn hệ thống, hệ thống email, điện thoại trong nội bộ các phòng;
+ Ứng dụng công nghệ thông tin: Áp dụng dịch vụ công trực tuyến “Đăng ký kiểm tra, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thủy sản” một số đơn vị đã thực hiện trả kết quả kiểm nghiệm qua email cho các doanh nghiệp, tổ chức theo yêu cầu của doanh nghiệp; các văn bản chỉ đạo, điều hành của Cục thực hiện qua email, scan, fax.
+ Hiện đại hoá nền hành chính: Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong toàn Cục;
+ Ban hành và áp dụng hệ thống văn bản quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Cục.
- Việc đổi mới phương thức thanh toán, trả lương qua tài khoản:
+ Việc thanh toán, trả lương, thu nhập khác qua tài khoản tại ngân hàng;
+ Hạn chế tiền mặt để thanh toán tiền công tác phí, các dịch vụ khác.
c) Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng
- Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng qua hoạt động tự kiểm tra nội bộ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý:
Tính đến thời điểm báo cáo (15/6/2014), Cục chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm về tham nhũng; cũng không nhận được đơn thư, phản ánh về tình trạng tham nhũng của công chức, viên chức trong toàn hệ thống Cục.
- Kết quả công tác thanh tra và việc phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng qua hoạt động thanh tra: Không.
- Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và việc phát hiện, xử lý tham nhũng qua giải quyết khiếu nại, tố cáo: Không.
- Kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ tham nhũng trong phạm vi theo dõi, quản lý: không.
- Kết quả rà soát, phát hiện tham nhũng qua các hoạt động khác: Không
d) Kết quả thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng
- Việc triển khai các cuộc thanh tra:
Theo kế hoạch đã được Cục trưởng phê duyệt, trong 6 tháng cuối năm 2014 Cục sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra nội bộ các đơn vị thuộc Cục.
- Kết quả thanh tra, kiểm tra: Không.
e) Phát huy vai trò của xã hội, hợp tác quốc tế về PCTN.
- Các nội dung đã thực hiện nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, cơ quan báo chí, ngôn luận và các tổ chức, đoàn thể khác trong phòng, chống tham nhũng:
+ Cục và các đơn vị thuộc Cục xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ tại đơn vị.
+ Tổ chức Hội nghị cán bộ công chức hàng năm;
+ Thành lập Ban Thanh tra nhân dân.
- Những kết quả, đóng góp của các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức, đoàn thể khác trong phòng, chống tham nhũng.
+ Phát huy tính dân chủ, đoàn kết, ngăn ngừa các hành vi tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn hệ thống Cục;
+ Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đến toàn thể các thành viên, đoàn viên của các tổ chức trong cơ quan Cục và các đơn vị thuộc Cục.
- Các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng: Không
2. Đánh giá tình hình tham nhũng, công tác phòng, chống tham nhũng và dự báo tình hình.
a) Đánh giá tình hình tham nhũng.
- Công tác PCTN được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được tổ chức triển khai thực hiện hàng năm và dài hạn trong toàn hệ thống Cục;
- Hệ thống các văn bản ngày càng được ban hành đầy đủ, tạo thành hành lang pháp lý thuận lợi cho việc triển khai tốt công tác phòng, chống tham nhũng.
- Các cơ chế, chính sách, các quy định về công tác PCTN, về công khai minh bạch được công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng của Bộ, Cục là cơ sở để thực hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về PCTN;
- Tinh thần và ý thức trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, của công chức, viên chức, người lao động trong toàn hệ thống trong công tác phòng, chống tham nhũng ngày càng được nâng cao.
b) Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng.
- Đánh giá chung về hiệu lực, hiệu quả công tác.
+ Công tác chỉ đạo, điều hành của Cấp ủy Đảng và Cục trưởng kịp thời;
+ Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN được thực hiện thường xuyên, với nhiều hình thức;
+ Triển khai đồng bộ các quy định về PCTN;
+ Ý thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn hệ thống Cục về PCTN được nâng cao, cán bộ Đảng viên thực hiện tốt những điều Đảng viên không được làm, tự giác chấp hành quy định về PCTN;
+ Chưa phát hiện trường hợp tham nhũng nào.
- So sánh hiệu quả công tác PCTN kỳ này với cùng kỳ năm trước.
+ Các văn bản pháp luật của nhà nước; văn bản chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, của Lãnh đạo Bộ về công tác PCTN được Cục tổ chức, phổ biến và thực hiện đến toàn thể Đảng viên, CNVC trong hệ thống Cục;
- Tất cả các đơn vị thuộc Cục thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Lãnh đạo Cục về công tác PCTN, có báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
- Tự đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng: Hoàn thành tốt và có chất lượng về các mục tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng, chưa phát hiện các trường hợp, hành vi tham nhũng nào trong toàn hệ thống Cục.
- Đánh giá những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế.
+ Các đơn vị thuộc Cục đóng ở các địa bàn khác nhau trên cả nước, cán bộ thường xuyên phải đi công tác, lực lượng cán bộ và kinh nghiệm về phát hiện hành vi tham nhũng còn hạn chế.
+ Hệ thống tổ chức, hoạt động của tổ chức thanh tra chuyên ngành, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành chưa hoàn thiện;
+ Hệ thống văn bản QLCL, ATTP và các văn bản quy định về PCTN còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ, thống nhất do vậy chưa tạo được hành lang pháp lý vững mạnh trong việc thực thi nhiệm vụ.
3. Phương hướng, nhiệm vụ của công tác phòng chống tham nhũng trong 6 tháng cuối năm 2014.
a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp ủy Đảng, Lãnh đạo Cục đối với công tác PCTN trong toàn hệ thống;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về PCTN trong toàn hệ thống Cục (các văn bản mới);
c) Triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đã được Bộ trưởng phê duyệt và kế hoạch kiểm tra nội bộ các đơn vị thuộc Cục.
d) Rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện các văn bản quản lý chuyên ngành về quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
e) Tiếp tục thực hiện công tác cải cách hành chính theo mô hình một cửa bảo đảm thủ tục thông thoáng, đơn giản, không gây phiền hà, sách nhiễu đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp; đẩy mạnh việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo Nghị quyết của Chính phủ.
g) Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến lĩnh vực Cục quản lý theo quy định của Luật.
h) Thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập đối với cán bộ, công chức theo quy định; công khai minh bạch các khoản thu, chi tài chính.
i) Kiến quyết xử lý nghiêm những hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, gây phiền hà trong khi thực thi nhiệm vụ.
4. Kiến nghị, đề xuất.
Đối với Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Phối hợp với Thanh tra Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền khác có liên quan tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản QPPL về phòng, chống tham nhũng, minh bạch tài sản một cách hiệu quả theo Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013; Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập, đảm bảo cho các quy định được thực hiện một cách đầy đủ, kịp thời.
Kính chuyển Thanh tra Bộ tổng hợp./.
Nơi nhận: | CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 2499/CHHVN-TTHH năm 2013 thực hiện chế độ báo cáo thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng theo Thông tư 03/2013/TT-TTCP do Cục Hàng hải Việt Nam ban hành
- 2Thông báo 268/TB-BCT năm 2014 kết luận của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Bộ Công Thương
- 3Báo cáo 1495/BC-QLCL năm 2015 về công tác thanh tra chuyên ngành: giải quyết khiếu nại, tố cáo; và phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015 do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 4Quyết định 147/QĐ-BCĐTKLPCTN năm 2015 về Kế hoạch triển khai hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá công tác tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng do trưởng Ban Chỉ đạo Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng ban hành
- 1Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2012
- 2Quyết định 484/QĐ-BNN-VP năm 2012 về Bộ Quy chế công vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 3Thông tư 03/2013/TT-TTCP quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 78/2013/NĐ-CP về minh bạch tài sản, thu nhập
- 5Công văn 2499/CHHVN-TTHH năm 2013 thực hiện chế độ báo cáo thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng theo Thông tư 03/2013/TT-TTCP do Cục Hàng hải Việt Nam ban hành
- 6Thông tư 08/2013/TT-TTCP hướng dẫn thi hành quy định về minh bạch tài sản, thu nhập do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 12/2014/QĐ-TTg về chế độ bồi dưỡng công chức thanh tra chuyên ngành do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 9Quyết định 85/QĐ-QLCL năm 2014 về Kế hoạch kiểm tra, thanh tra chuyên ngành năm 2013 của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản
- 10Quyết định 100/QĐ-QLCL năm 2014 về Kế hoạch thực hiện công tác pháp chế của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản
- 11Quyết định 457/QĐ-QLCL năm 2013 về Kế hoạch cải cách hành chính năm 2014 do Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 12Công văn 679/QLCL-CL2 năm 2014 xin ý kiến vấn đề liên quan đến công tác thanh, kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 13Công văn 295/QLCL-TTPC thông báo kế hoạch thanh tra, kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm năm 2014 do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 14Công văn 550/QLCL-TTPC năm 2014 xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm do Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản ban hành
- 15Thông báo 268/TB-BCT năm 2014 kết luận của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Bộ Công Thương
- 16Báo cáo 1495/BC-QLCL năm 2015 về công tác thanh tra chuyên ngành: giải quyết khiếu nại, tố cáo; và phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015 do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 17Quyết định 147/QĐ-BCĐTKLPCTN năm 2015 về Kế hoạch triển khai hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá công tác tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng do trưởng Ban Chỉ đạo Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng ban hành
Báo cáo 1067/BC-QLCL về công tác thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại tố cáo; phòng chống tham nhũng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014 do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- Số hiệu: 1067/BC-QLCL
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 17/06/2014
- Nơi ban hành: Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
- Người ký: Nguyễn Như Tiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/06/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra