Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 100/QĐ-QLCL

Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÁP CHẾ NĂM 2014 CỦA CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN

CỤC TRƯỞNG
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THUỶ SẢN

Căn cứ Quyết định số 29/2008/QĐ-BNN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản;

Căn cứ Quyết định số 130/QĐ-BNN-PC ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ NN&PTNT năm 2014;

Xét đề nghị của Trưởng phòng Thanh tra, Pháp chế; Trưởng các phòng cơ quan Cục,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện công tác pháp chế năm 2014 của Cục (có phụ lục kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Cục, Trưởng phòng Thanh tra, Pháp chế Cục, Trưởng các phòng, ban cơ quan Cục, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ NN&PTNT, Vụ PC (để b/c);
- Các PCT (để biết và chỉ đạo);
- Đăng Website Cục;
- Lưu: VT, TTPC,

CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Như Tiệp

 

PHỤ LỤC 1.

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT.

Stt

Tên văn bản

Thời gian trình LĐ Bộ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Nguồn kinh phí

I

Kế hoạch xây dựng cơ chế chính sách, văn bản QPPL, TCQC

1

Thông tư thay thế Quyết định 130/2008/QĐ-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 ban hành Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi

10/2014

Phòng CL1

Các đơn vị trong hệ thống, các CQĐP

NSNN

2

Thông tư thay thế Quyết định 131/2008/QĐ-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 ban hành Quy chế kiểm soát ATVS vùng thu hoạch NT2MV

12/2014

Phòng CL1

Các đơn vị trong hệ thống, các CQĐP

NSNN

3

Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT quy định kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở SXKD nông lâm thủy sản (theo QĐ 130/QĐ-BNN-PC)

3/2014

Phòng CL2

Các đơn vị có liên quan, Các đơn vị thuộc Cục

NSNN

4

Thông tư thay thế văn bản hợp nhất Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT và TT 05/2013/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu

8/2014

Phòng CL2

Cục BVTV, Vụ PC

NSNN

5

Thông tư quy định về điều kiện đảm bảo ATTP đối với chợ đầu mối, đấu giá nông sản.

3/2014

CL2

Các đơn vị có liên quan

NSNN

6

Thông tư quy định về phương thức quản lý ATTP cơ sở sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ lẻ

6/2014

CL2

7

Đề án kiểm soát việc đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu

Quý II

CL1

8

Chương trình thí điểm công bố công khai phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản A,B,C và cấp giấy chứng nhận xuất xứ sản phẩm chuỗi quản lý thực phẩm an toàn.

Qúy II

CL2

Các đơn vị có liên quan

NSNN

9

Xây dựng các QCKTQG

Quý IV

CL1

Các đơn vị có liên quan

NSNN

a

Cơ sở dầu cá – điều kiện bảo đảm ATTP

b

Cơ sở chế biến thủy sản nhỏ lẻ - điều kiện bảo đảm ATTP

c

Cá tra – yêu cầu chất lượng ATTP

d

Tôm – yêu cầu chất lượng ATTP

10

Xây dựng các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)

12/2014

TTV6

P.QLKN và các đơn vị có liên quan

NSNN

 

a

Xác định nhóm beta Agonist bằng sắc ký lỏng khối phổ

b

Xác định nhóm Cúc bằng sắc ký khí khối phổ

c

Xác định hàm lượng Ethoxyquin trong thủy sản và sản phẩm thủy sản bằng LC-MS/MS

TTV1

d

Xác định hàm lượng Quinolone trong thủy sản và sản phẩm thủy sản bằng LC-MS/MS

TTV5

đ

Xác định hàm lượng Trifluralin trong thủy sản và sản phẩm thủy sản bằng GC-MS

TTV1

e

Xác định hàm lượng nhiều kim loại trong thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và nước bằng thiết bị ICP-MS

12/2014

TTKNKC

P.QLKN, TTV4 và các đơn vị có liên quan

NSNN

g

Xác định hàm lượng polyphosphate trong thực phẩm bằng sắc ký ion IC

12/2014

TTV3

P.QLKN và các đơn vị có liên quan

NSNN

h

Xác định hoạt độ phóng xạ gamma trong mẫu thực phẩm bằng phổ kế gamma đầu dò HPGe

12/2014

TTKNKC

11

Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy trình theo ISO 9000 và theo kế hoạch cải cách hành chính áp dụng tại cơ quan Cục.

Quý II

QLKN

Các đơn vị có liên quan

 

II

Xây dựng các quy định nội bộ

 

 

 

 

1

Sửa đổi, bổ sung các quy định về thi đua, khen thưởng cho phù hợp, thống nhất với quy định theo TT 07/2014/TT-BNNPTNT

Quý II/2014

VP Cục

Các phòng có liên quan

 

2

Sửa đổi, bổ sung các quy định về chi tiêu nội bộ

Quý II/2014

Phòng Tài chính

Các phòng có liên quan

 

 

PHỤ LỤC 2.

KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT; ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NLTS.

Stt

Tên văn bản

Hình thức phổ biến/đào tạo

Đối tượng phổ biến/đào tạo

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Số lớp/số người

Kinh phí (tổng số/nguồn)

I

Kế hoạch phổ biến, tuyên truyền pháp luật

1

Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT ; quy định mới của thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam

Hội nghị

Các đơn vị thuộc Cục, DN CBTSXK

Phòng CL1

Các đơn vị thuộc Cục

Năm 2014

Dự kiến 100 người

150 triệu/NSNN

2

Hội nghị phổ biến pháp luật và triển khai kế hoạch năm 2014

Hội nghị

Các đơn vị thuộc Cục, cơ quan quản lý CLNLS&TS địa phương

Phòng CL2

Các đơn vị thuộc Cục

Quý II-III

03 lớp/50 người lớp

100 triệu (QSEAP)

3

Hướng dẫn lựa chọn thực phẩm an toàn: chè, rau, trái cây, trứng thịt gà, thịt lợn

Báo viết, báo hình, phát thanh, website.

Các đơn vị, cá nhân liên quan.

Văn phòng Bộ

Cục QL CL NLTS, các đơn vị có liên quan.

Hàng Quý (Tháng 1 và 2 là tháng cao điểm triển khai).

Theo kế hoạch

Chương trình MTQG ATTP

4

Giới thiệu về mô hình chuỗi sản xuất, sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn (triển khai năm 2013)

Phóng sự (trên VTV1)

Cơ sở SXKD, người tiêu dùng

Cục QLCLNLS&TS

Văn phòng Bộ, Đài THVN

Tháng 4-12

5-7

150 triệu (C.Trình MTQG ATTP 2014

5

Giới thiệu về các yêu cầu ký thuật, nội dung, cách thức và kinh nghiệm triển khai xây dựng mô hình chuỗi sản xuất sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn (triển khai năm 2013)

Xây dựng các Clip (phát sóng trên VTV2)

Cơ sở SXKD, người tiêu dùng

Cục QLCLNLS&TS

Văn phòng Bộ, Đài THVN

Tháng 4-12

7-10

150 triệu (C.Trình MTQG ATTP 2014)

6

Phổ biến các quy định mới, giải đáp quy định mới của Việt Nam và một số thị trường về ATTP

Phóng sự (phát sóng trên VTV2)

Cơ sở SXKD, xuất nhập khẩu

Cục QLCLNLS&TS

Văn phòng Bộ, Đài THVN

Tháng 4-12

7-10

100 triệu (C.Trình MTQG ATTP 2014)

II

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng NLTS

1

Đào tạo cập nhật, nâng cao cho đội ngũ Tiểu giảng viên quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản

Lớp đào tạo

Công chức, viên chức đã hoàn thành chương trình đào tạo Tiểu giảng viên năm 2013

Trường cán bộ NN &PTNT 1/ 2

Cục QL CL NL&TS

 

Tháng 5-11/2014

06 lớp = 211 tiểu giảng viên

 

Năm 2014 giao Cục 220 triệu, kinh phí từ dự án án “Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý chất lượng NLTS và muối giai đoạn 2011-2015”.

2

Đào tạo cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách quản lý chất lượng, ATTP nông sản, thủy sản

Lớp đào tạo

Công chức, viên chức chuyên trách quản lý chất lượng, ATTP nông sản, thủy sản (bình quân 12 học viên/ tỉnh)

Trường cán bộ NN &PTNT 1/ 2

Cục QL CL NL&TS

 

Tháng 5-11/2014

21 lớp = 756 học viên

3

Đào tạo cho đội ngũ công chức, viên chức chuyên trách kiểm nghiệm chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản

Lớp đào tạo

Công chức viên chức 63 tỉnh/ thành phố (2 học viên/ tỉnh) và Viên chức kiểm nghiệm hóa học của 7 Trung tâm thuộc NAFIQAD (2-3 người/ đơn vị

Trường cán bộ NN &PTNT 1/ 2

Cục QL CL NL&TS

 

Tháng 5-11/2014

04 lớp = 140 học viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3.

KẾ HOẠCH RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Stt

Tên văn bản

Nội dung rà soát

Mục tiêu

Đơn vị chủ trì

Giải pháp

Thời gian bắt đầu/ hoàn thành

Tổng số văn bản cần rà soát (theo quý)

Ghi chú

I

Văn bản liên quan đến lĩnh vực QLCL

1

Quyết định 2194/QĐ-BNN-QLCL ngày 16/8/2010 của Bộ NN&PTNT V/v Ban hành Kế hoạch chuẩn bị triển khai Luật An toàn thực phẩm và Quyết định 1443/QĐ-BNN-QLCL ngày 19/6/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Triển khai Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm của Bộ NN&PTNT.

Việc phân công trách nhiệm trong việc xây dựng, trình ban hành các văn bản QPPL, QCKT nhằm quy định, hướng dẫn cụ thể về công tác quản lý chất lượng, ATTP NLS&TS

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý chất lượng, ATTP nông lâm sản và thủy sản theo phân công

Phòng CL1,2

Trình Bộ trưởng hoặc cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản QPPL, QCKT trong lĩnh vực quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản

Theo thời gian phân công của Quyết định

Tất cả các văn bản chưa ban hành kịp thời theo phân công của Quyết định 2194 và quyết định 1443

 

2

Các văn bản về quản lý chất lượng, ATTP NLS&TS

Rà soát các quy định về quản lý chất lượng bảo đảm đồng bộ, thống nhất

Phát hiện kịp thời những tồn tại, chồng chéo giữa các văn bản

Phòng CL1,2, Phòng TTPC

Đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp với thực tế

Hàng quý

2-3 văn bản/quý

Báo cáo Cục trưởng kết quả rà soát

3

Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt VPHC về ATTP, các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT

Rà soát các hành vi, thẩm quyền xử phạt, mức xử phạt

Kịp thời phát hiện những tồn tại, chồng chéo về thẩm quyền, mức xử phạt; các hành vi vi phạm PL còn thiếu

Phòng Thanh tra, Pháp chế, Phòng CL1,2

Đề xuất hướng dẫn thực hiện thống nhất

Hàng quý

1-2 văn bản

Báo cáo Cục trưởng kết quả rà soát

II

Hệ thống văn bản do Cục ban hành

1

Hệ thống các văn bản về tài chính, kế toán

Các quy định như: Quy chế chi tiêu nội bộ; quy định về khen thưởng, phúc lợi; quy định về thanh toán, tạm ứng; quy định về thu nhập tăng thêm

Phù hợp với quy định của cơ quan cấp trên, phù hợp với điều kiện thực tế của Cục

Phòng Tài chính

Sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, phù hợp với điều kiện thực tế tại Cục.

Sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, phù hợp với điều kiện thực tế tại Cục.

Hàng quý

1-2 văn bản

Ban hành mới 01 bảng kê theo đề xuất tại mục 2 (II) Phụ lục I

2

Hệ thống các văn bản về chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức, viên chức, người lao động; về tổ chức, Văn phòng

các quy định về thi đua khen thưởng; quy định về khoán văn phòng phẩm; quy định về mua sắm tài sản; quy định về bồi dưỡng, đào tạo CBCC; quy định về nâng lương

Phù hợp với các quy định của chính phủ, của Bộ có liên quan đến công cụ, công chức, chế độ chính sách đối với CBCC,VC

Văn phòng Cục

Hàng quý

1-2 văn bản

Sửa đổi, bổ sung cho phù hợp

 

PHỤ LỤC 4.

KẾ HOẠCH KIỂM TRA VĂN BẢN PL, KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT.

Stt

Tên văn bản cần kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Đơn vị được kiểm tra (theo khu vực bắc, trung, nam)

Thời gian thực hiện

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Kinh phí (nguồn, tổng số)

1

Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản

Việc chấp hành các quy định về ATTP nông lâm thủy sản

Theo KH thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đã được Bộ NN&PTNT và Cục phê duyệt năm 2014

Năm 2014

PCL1/CQ Trung bộ/Nam bộ

Các TTV, cơ qun địa phương

100 triệu/CTMTQG

VATTP 2014

2

Hệ thống văn bản về thanh tra; xử lý vi phạm hành chính về ATTP

Thẩm quyền, mức xử phạt về vi phạm hành chính

Các Chi cục QLCL các tỉnh (một số Chi cục trọng điểm)

Quý II-IV

Phòng TTPC

CL1,2, CQTB,NB

Phí, lệ phí

 

PHỤ LỤC 5.

KẾ HOẠCH THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT

I. Mục đích, yêu cầu.

1. Đánh giá tình hình tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản tại các địa phương trong phạm vi cả nước.

2. Việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản nhằm xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

3. Kịp thời phát hiện những vướng mắc, khó khăn, chồng chéo của hệ thống các văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản, qua đó kiến nghị xây dựng, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.

II. Nội dung theo dõi thi hành pháp luật.

1. Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật (Kế hoạch, văn bản triển khai thực hiện văn bản QPPL của các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên):

a) Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết (Kế hoạch, văn bản triển khai thực hiện);

b) Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản;

c) Tính khả thi của văn bản.

2. Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật.

a) Tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật;

b) Tính phù hợp của tổ chức bộ máy; mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực cho thi hành pháp luật;

c) Mức độ đáp ứng về kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật.

3. Tình hình tuân thủ pháp luật.

a) Tính kịp thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền;

b) Tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền;

c) Mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân

4. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản:

a) Kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra: Số lượng vụ việc thanh tra đã thực hiện; các sai phạm được phát hiện; kết quả thực hiện kết luận thanh tra và kết quả xử lý vi phạm.

b) Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo: Số lượng vụ việc khiếu nại, tố cáo; số lượng vụ việc đã được giải quyết; số lượng vụ việc còn tồn đọng.

c) Kết quả xử lý vi phạm hành chính: Số vụ việc bị xử lý, số tiền phạt và tang vật bị tịch thu, biện pháp xử lý tang vật tịch thu.

4. Những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của đơn vị trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các văn bản QPPL trong lĩnh vực quản lý.

III. Phương pháp tiến hành.

1. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật: Thành lập các Đoàn kiểm tra tại một số Chi cục Quản lý Chất lượng NLS&TS tại 03 khu vực Bắc, Trung, Nam và một số đơn vị thuộc Cục (kết hợp công tác kiểm tra nội bộ và kế hoạch thanh tra, kiểm tra chuyên ngành năm 2014 đã được Bộ trưởng phê duyệt cho Cục).

2. Thu thập và xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật:

a) Đánh giá, nhận xét việc thi hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản của các đơn vị qua công tác thanh tra, kiểm tra và qua các báo cáo của đơn vị;

b) Tổng hợp tình hình thi hành pháp luật năm 2014;

c) Kiến nghị.

IV. Thời gian và đối tượng kiểm tra.

1. Thời gian: Quý II đến quý IV năm 2014.

2. Đối tượng kiểm tra:

a) Các đơn vị thuộc Cục: Cơ quan Trung bộ, Nam bộ, các TTV

Kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; các văn bản của Cục về việc phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ được giao về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản; việc kiểm tra chứng nhận chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; việc triển khai thực hiện thủ tục hành chính được giao cho đơn vị.

b) Một số Chi cục QLCLNLS&TS trên phạm vi ở 03 khu vực.

- Kiểm tra việc thực hiện các văn bản QPPL về quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

- Kiểm tra việc ban hành văn bản tổ chức; hướng dẫn; triển khai thực hiện các nhiệm vụ về quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

c) Phòng Thanh tra, Pháp chế phối hợp với Phòng Chất lượng 1, 2 xây dựng kế hoạch cụ thể, đề xuất các đơn vị được kiểm tra (các Chi cục QLCLNLS&TS và các đơn vị thuộc Cục) trình Cục trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện (xây dựng kế hoạch cụ thể).

V. Kinh phí thực hiện.

a) Nguồn kinh phí: Chương trình mục tiêu quốc gia về thủy sản, nông lâm sản hoặc nguồn tài trợ của các dự án quốc tế

b) Việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí công tác theo dõi thi hành pháp luật thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

VI. Tổ chức thực hiện.

1. Phòng Thanh tra, Pháp chế chủ trì, phối hợp với Phòng Chất lượng 1, 2 thành lập các Đoàn thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; kiểm tra nội bộ năm 2014, trong đó có nội dung kiểm tra công tác theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản trong phạm vi cả nước; tổng hợp kết quả chung trong toàn hệ thống báo cáo Cục trưởng và báo cáo Bộ theo quy định.

2. Cơ quan Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Trung bộ, Nam bộ trong phạm vi nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật trên phạm vi địa bàn được phân công trên cơ sở kế hoạch của Cục; báo cáo Cục trưởng kết quả thực hiện (qua Phòng Thanh tra, Pháp chế Cục).

3. Phòng Tài chính hướng dẫn các đơn vị lập dự toán chi tiết thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật; xây dựng dự toán ngân sách năm 2014 của Cục và quyết toán kinh phí khi các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.

 

PHỤ LỤC 6.

CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG TRÁCH NHIỆM NHÀ NƯỚC.

1. Về mục đích: Tiếp tục triển khai sâu rộng, đồng bộ các quy định pháp luật có liên quan về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đến các đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn hệ thống Cục. Xác định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng của các tổ chức, cá nhân trong triển khai, thực hiện các văn bản Luật có liên quan nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong toàn hệ thống Cục để triển khai thực hiện đúng các quy định về trách nhiệm bồi thường khi có thiệt hại phát sinh do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính trong lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm sản và thủy sản.

2. Về yêu cầu: Đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong toàn hệ thống Cục.

2. Nội dung cụ thể của Kế hoạch:

a) Tuyên truyền, phổ biến Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành: Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của trong đơn vị, đồng thời có trách nhiệm giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức đơn vị mình gây ra khi thi hành công vụ. Các trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết, báo cáo Cục trưởng giải quyết theo thẩm quyền.

b) Bố trí cán bộ làm công tác bồi thường:

Phân công 01 Phó Cục trưởng làm Tổ trưởng Tổ theo dõi về trách nhiệm bồi thường nhà nước của Cục cùng với 01 cán bộ của Phòng Thanh tra, Pháp chế, 01 Phó phòng Tài chính là thành viên của Tổ.

Giao Phòng Thanh tra, Pháp chế thực hiện nhiệm vụ đầu mối giúp Tổ theo dõi về trách nhiệm bồi thường nhà nước và thực hiện việc tiếp nhận, thụ lý hồ sơ báo cáo Tổ trưởng Tổ theo dõi về trách nhiệm bồi thường nhà nước của Cục và giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có); cử người đại diện thực hiện giải quyết thuộc trách nhiệm bồi thường của đơn vị trong trường hợp cán bộ, công chức của đơn vị gây thiệt hại khi thi hành công vụ; bảo đảm giải quyết kịp thời việc bồi thường cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại yêu cầu bồi thường theo quy định pháp luật.

c) Báo cáo, thống kê về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước: Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Phòng Thanh tra, Pháp chế có trách nhiệm báo cáo thống kê, đánh giá việc thực hiện bồi thường trong phạm vi toàn Cục báo cáo Bộ theo quy định.

 

PHỤ LỤC 7.

CÔNG TÁC THAM MƯU VỀ CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ.

- Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với việc xử lý các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý của Cục;

- Có ý kiến về mặt pháp lý đối với các văn bản QPPL và các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Cục soạn thảo trình Lãnh đạo Bộ ban hành hoặc Cục trưởng ban hành theo thẩm quyền;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham gia xử lý, đề xuất, kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả của các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế theo phân công của Cục trưởng

CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 100/QĐ-QLCL năm 2014 về Kế hoạch thực hiện công tác pháp chế của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản

  • Số hiệu: 100/QĐ-QLCL
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/03/2014
  • Nơi ban hành: Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
  • Người ký: Nguyễn Như Tiệp
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/03/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản