Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXDVN 348 : 2005

THỬ NGHIỆM CHỊU LỬA - CÁC BỘ PHẬN KẾT CẤU CỦA TOÀ NHÀ - PHẦN 8- CÁC YÊU CẦU RIÊNG ĐỐI VỚI BỘ PHẬN NGĂN CÁCH ĐỨNG KHÔNG CHỊU TẢI
Fire- resistance tests- Elements of building construction - Part 8- Specific requirements for non- loadbearing vertical separating elements

1. Phạm vi áp dụng.

Tiêu chuẩn này nêu lên trình tự phải tuân theo khi xác định tính chịu lửa của các bộ phận ngăn cách đứng không chịu tải khi tiếp xúc với lửa trên một mặt.

Việc thử nghiệm này không áp dụng cho tường rèm (các tường ngoài không chịu tải được treo từ các mép của các tấm sàn), cho các tường có bố trí cửa đi và tường bao che có lắp kính.

Được phép áp dụng kết quả thử nghiệm này cho các dạng kết cấu khác không đem thử nghiệm khi kết cấu đó phù hợp với phạm vi áp dụng trực tiếp được nêu trong các phần của tiêu chuẩn này hoặc khi được áp dụng mở rộng phù hợp với ISO/TR 12470.

Ghi chú: Vì ISO/TR 12470 chỉ đĐa ra hướng dẫn chung, nên việc phân tích để mở rộng áp dụng cho các trĐờng hợp riêng chỉ được thực hiện bởi các chuyên gia về kết cấu. chịu lửa.

2 .Tài liệu viện dẫn

- TCXDVN 342: 2005 (ISO 834- 1). Thử nghiệm chịu lửa- Các bộ phận kết cấu của toà nhà - Phần 1: Các yêu cầu chung.

- ISO 13943 - An toàn chống cháy - Từ vựng.

3 . Thuật ngữ và định nghĩa

Các thuật ngữ và định nghĩa trong TCXDVN 342: 2005 (ISO 834-1), ISO 13943 và các thuật ngữ định nghĩa dưới đây được áp dụng trong tiêu chuẩn này.

3.1. Các bộ phận ngăn cách đứng

Các bộ phận có hướng thẳng đứng của toà nhà, như tường, làm việc với chức năng ngăn cháy hoặc che chắn lửa , chia toà nhà thành các khoang cháy hoặc các vùng ngăn cháy, hoặc ngăn cách với các toà nhà lân cận nhằm chống cháy lan đến các khoang hoặc các nhà lân cận.

3 .2. Tường không chịu lực

Bộ phận ngăn cách được thiết kế để không chịu bất kỳ một tải trọng nào ngoài trọng lượng bản thân.

3. 3. Tường ngân cách không chịu lực

Bộ phận ngăn cách thoả mãn cả hai tiêu chí về tính toàn vẹn và tính cách ly trong thời hạn chịu lửa.

3. 4. Kết cấu đỡ

Dạng kết cấu được dùng để bao bọc lò và đỡ tường không chịu tải đã được đánh giá có khả năng chịu biến dạng nhiệt.

3.5. Bệ đỡ

Dạng kết cấu dùng để đỡ, làm giảm chiều cao lỗ mở bằng việc nâng cao đế đỡ để thích ứng với mẫu thử.

3. 6. Tường không chịu lực không dùng để ngăn cách

Bộ phận ngăn cách thoả mãn tiêu chí về tính toàn vẹn trong thời hạn chịu lửa, nhưng không cần thoả mãn các yêu cầu của tiêu chí về tính cách ly nhiệt đã được quy định trong TCXDVN 342:2005 (ISO 834-1).

4 -Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt.

Các ký hiệu và định nghĩa áp dụng cho thử nghiệm này được nêu trong TCXDVN 342: 2005 (ISO 834-1).

5 - Thiết bị thử nghiệm .

Các thiết bị được dùng để thử nghiệm bao gồm một lò, các khung đỡ để cố định và các dụng cụ như đã nêu trong TCXDVN 342: 2005 (ISO 834-1) và tiêu chuẩn này.

Khung thử nghiệm được sử dụng là khung có độ cứng được đánh giá bằng việc đặt một lực giãn nở trong phạm vi tại điểm giữa hai thanh đối diện của khung và đo sự tăng lên của các kích thước bên trong tại các vị trí đó; Sự đánh giá này phải được xem xét theo hai hướng của khung và phải đo sự tăng các kích thước bên trong.

Sự tăng các kích thước bên trong của khung thí nghiệm không được vượt quá 5mm với lực đặt vào khung bằng 25 kN.

6 - Điều kiện thử nghiệm

Điều kiện cấp nhiệt, áp lực và không khí trong lò phải tuân theo các quy định TCXDVN 342: 2005 (ISO 834-1).

7. Chuẩn bị mẫu thử

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 348:2005 về thử nghiệm chịu lửa - Các bộ phận kết cấu của tòa nhà - Phần 8: Các yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách đứng không chịu tải

  • Số hiệu: TCXDVN348:2005
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
  • Ngày ban hành: 01/01/2005
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản