Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXDVN 313:2004

Biên soạn lần 1

KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP -HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT PHÒNG CHỐNG NỨT DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KHÍ HẬU NÓNG ẨM ĐỊA PHƯƠNG

CONCRETE AND REINFORCED CONCRETE STRUCTURES-GUIDE ON TECHNICAL MEASURES FOR PREVENTION OF CRACKS OCCURED UNDER THE ACTION OF LOCAL HOT HUMID CLIMATE (CODE OF PRACTICE AND COMMENTARY)

HÀ NỘI - 2004

Lời nói đầu

Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 313 : 2004 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ trình duyệt, Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số:..08. ngày 29 / 4 / 4

1. Phạm vi áp dụng

1. 1 Hướng dẫn này áp dụng cho các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thông thường, có diện tích mặt thoáng lớn, được thi công theo công nghệ thông thường và làm việc trong điều kiện tác động trực tiếp của các yếu tố khí hậu nóng ẩm, nhằm hạn chế nứt mặt bê tông hoặc nứt kết cấu trong quá trình đóng rắn và sử dụng.

1.2. Đối với kết cấu bê tông khối lớn, biện pháp đảm bảo chống nứt do nhiệt thuỷ hoá của xi măng được thực hiện theo quy phạm riêng.

2- Tiêu chuẩn viện dẫn

TCXD 191:1996. Bê tông và vật liệu làm bê tông. Thuật ngữ và định nghĩa.

TCVN 5574:1991. Kết cấu BTCT. Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 5593:1991. Kết cấu bê tông và BTCT. Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên.

TCVN 4453:1995. Kết cấu bê tông và BTCT toàn khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

TCVN 5718:1993. Mái và sàn BTCT trong công trình xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước.

3-Thuật ngữ- định nghĩa

Trong quy phạm này, ngoài các thuật ngữ sử dụng đã có trong TCXD 191:1996, một số thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2.1Bảo dưỡng ban đầu: Giai đoạn phủ ẩm sau khi hoàn thiện bề mặt kết cấu để hạn chế nước trong bê tông bay hơi. Tránh những tác đông cơ học trong giai đoạn này.

2.2Bảo dưỡng tiếp theo: Giai đoạn tưới nước giữ ẩm liên tục cho tới khi kết thúc bảo dưỡng

2.3Biến dạng mềm: Tính chất của bê tông thay đổi kích thước hình học (co hoặc nở) khi chưa có cường độ. (Xem TCVN 191: 1996)

2.4 Biến dạng cứng: Tính chất của bê tông thay đổi kích thước hình học khi đã có cường độ (Xem TCVN 191: 1996).

2.5 Cường độ bảo dưỡng tới hạn: Cường độ của bê tông tại thời điểm cho phép ngừng quá trình bảo dưỡng ẩm tự nhiên (Xem TCVN 191: 1996).

2.6Khe co dãn nhiệt ẩm  : Vị trí chia cắt kết cấu bê tông thành các phần nhỏ hơn để bê tông có thể co nở theo thời tiết nóng ẩm.

Khe dãn: Khe co dãn nhiệt ẩm cho phép chuyển dịch đầu mút bê tông tại khe.

Khe co: Khe co dãn nhiệt ẩm không cho phép chuyển dịch bê tông tại khe.

Tại đây bê tông có thể xuất hiện vết nứt do bị co.

4-Yêu cầu chống nứt đối với kết cấu

 bê tông và Bê tông cốt thép

4.1Kết cấu không được có vết nứt bề mặt trong những giờ đầu đóng rắn ( sau 3¸8h).

4.2 Kết cấu không được có các vết nứt ( ở đây là các vết đứt) do bị biến dạng theo thời tiết trong quá trình đóng rắn vượt quá giới hạn quy định của TCVN 5574: 199

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 313:2004 về kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - hướng dẫn kỹ thuật phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm địa phương do Bộ Xây dựng ban hành

  • Số hiệu: TCXDVN313:2004
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
  • Ngày ban hành: 29/04/2004
  • Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản