Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG

TCXD 228:1998

LỐI ĐI CHO NGƯỜI TÀN TẬT TRONG CÔNG TRÌNH – PHẦN 1: LỐI ĐI CHO NGƯỜI DÙNG XE LĂN – YÊU CẦU THIẾT KẾ

Access for disabled to the building – Part 1: Access for the whellchair bound person – Design requirements

1. Phạm vi áp dụng

Quy định này áp dụng để thiết kế lối đi cho người tàn tật dùng xe lăn trong các công trình xây dựng mới hoặc cải tạo.

Những công trình dưới đây bắt buộc phải đảm bảo lối đi cho người tàn tật dùng xe lăn:

- Khách sạn quốc tế, ga hàng không quốc tế, ga xe lửa trung tâm;

- Trường học, nhà an dưỡng, bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh;

- Ủy ban nhân dân, trụ sở cơ quan, tòa án, thư viện, bảo tàng, cung văn hóa, nhà hát, công viên.

Đối với một số công trình phúc lợi công cộng khác có thể tham khảo tiêu chuẩn này khi có yêu cầu.

Chú thích: Tiêu chuẩn này cũng được áp dụng cho đối tượng sử dụng là người tàn tật tự đi lại được.

2. Định nghĩa

2.1. Lối đi cho người tàn tật: Đường để người tàn tật đi lại được trong công trình.

2.2. Người tàn tật: Là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau làm suy giảm khả năng hoạt động khiến cho sinh hoạt hàng ngày, học tập gặp nhiều khó khăn.

2.3. Người tàn tật dùng xe lăn: Người tàn tật không thể tự đi lại được mà phải dùng xe lăn.

2.4. Người tàn tật tự đi lại được: Người tàn tật có khả năng tự đi lại được trên các bậc lên xuống có độ cao phù hợp và được bố trí tay vịn thuận tiện.

2.5. Đường dốc: Lối đi dốc khi chuyển từ độ cao này sang độ cao khác.

3. Quy định chung

3.1. Lối đi

3.1.1. Trong các công trình có yêu cầu thiết kế lối đi cho người tàn tật dùng xe lăn phải đảm bảo ít nhất có một lối vào chính. Lối vào chính của ngôi nhà phải có độ cao bằng độ cao với sàn nhà hoặc phải có độ dốc, tạo điều kiện cho người tàn tật có thể ra vào và tự di chuyển đến những vị trí cần thiết trong công trình.

Ngoài ra cần dành một khoảng trống bên ngoài để bố trí chỗ đỗ xe (trường hợp người đi xe lăn đến bằng phương tiện ô tô). Khoảng trống này được bố trí ngay cạnh đường dốc hoặc lối ra vào của ngôi nhà.

3.1.2. Khi phải có sự chuyển đổi từ bề mặt đường sang vỉa hè thì lề đường phải hài hòa với độ cao chung.

3.1.3. Chiều cao của các bàn trong các cơ quan hành chính quan trọng, hoặc các quầy hàng trong các cửa hàng không được bố trí cao hơn 800mm so với mặt sàn.

Dưới các quầy hàng cần có một không gian rộng: 900mm, sâu: 500 mm, cao: 715 mm để người đi xe lăn có thể tiếp cận dễ dàng.

3.1.4. Bề mặt lối đi cho người tàn tật phải phẳng, không lồi lõm, có độ nhám và không có sự thay đổi độ cao đột ngột.

3.2. Cửa đi

3.2.1. Tất cả các cửa đi phải mở ra cả hai phía (dùng loại cửa tự động đóng khi buông ra). Khi có điều kiện, có thể dùng các loại cửa đi đóng mở tự động, cửa đẩy, cửa xoay thay cho loại cửa mở bằng tay. Không nên bố trí các loại cửa đi quá nặng hoặc loại cửa quay có nhiều cánh.

3.2.2. Các tay nắm cửa phải dễ thao tác và được lắp đặt ở độ cao phù hợp với người tàn tật dùng xe lăn.

3.2.3. Ở những vị trí mà cửa đi mở ra ngược với hướng tiếp cận thì cần bố trí một khoảng trống có chiều rộng không nhỏ hơn 500mm về phía tay nắm cửa (xem hình 1).

Hình 1: Hướng tiếp cận với cửa đi

3.3. Lối thoát khẩn cấp

3.3.1. Lối thoát khẩn cấp mở trực tiếp ra bên ngoài nhà phải được thiết kế thuận lợi cho người tàn tật sử dụng khi gặp sự cố.

3.3.2. Các lối thoát phải được bố trí hợp lí, phân tán, có chiều dài,

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 228:1998 về Lối đi cho người tàn tật trong công tình - Phần 1: Lối đi cho người dùng xe lăn - Yêu cầu thiết kế

  • Số hiệu: TCXDVN228:1998
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
  • Ngày ban hành: 01/01/1998
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản