Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Foodstuffs - Determination Of Ochratoxin A In Barley And Roasted Coffee - Hplc Method With Immunoaffinity Column Clean-up
Lời nói đầu
TCVN 9724:2013 hoàn toàn tương đương với EN 14132:2009;
TCVN 9724:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F16 Cà phê và sản phẩm cà phê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THỰC PHẨM - XÁC ĐỊNH OCHRATOXIN A TRONG CÀ PHÊ RANG VÀ LÚA MẠCH - PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO (HPLC) CÓ LÀM SẠCH BẰNG CỘT MIỄN NHIỄM
Foodstuffs - Determination Of Ochratoxin A In Barley And Roasted Coffee - Hplc Method With Immunoaffinity Column Clean-up
CẢNH BÁO: Ochratoxin A gây độc đối với gan, thận và có tính chất ức chế miễn dịch. Hợp chất này đã được Tổ chức quốc tế nghiên cứu về Ung thư (IARC) xếp vào danh mục các chất có thể gây ung thư cho người (Nhóm 2B). Axetonitrit là chất nguy hiểm. Toluen là chất có hại và rất dễ cháy. Cần quan sát các cảnh báo an toàn khi thao tác với các hợp chất nêu trên.
Phải luôn đeo găng tay và kính an toàn, tất cả chất chuẩn và các bước chuẩn bị mẫu phải được thực hiện trong tủ hút. Các thao tác bên ngoài tủ hút như đo phổ của các chất chuẩn bằng máy đo quang phổ UV phải được thực hiện bằng cách đặt chất chuẩn trong vật chứa đậy kín.
Các quy trình khử nhiễm đối với chất thải phòng thử nghiệm được IARC nêu trong Tài liệu tham khảo [1].
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng ochratoxin A trong cà phê rang và lúa mạch, dùng cột làm sạch miễn nhiễm và máy sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Phương pháp này đã được đánh giá xác nhận đối với hàm lượng ochratoxin A trong lúa mạch trong dải từ 0,1 mg/kg đến 4,5 mg/kg và trong cà phê rang từ 0,2 mg/kg đến 5,5 mg/kg.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4851:1992 (ISO 3696:1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và các phương pháp thử.
Ochratoxin A được chiết ra khỏi lúa mạch bằng cách trộn với dung dịch axetonitril. Dịch chiết được tinh sạch bằng cách cho qua cột miễn nhiễm. Ochratoxin A được chiết ra khỏi cà phê rang xay bằng cách trộn với metanol và natri hydro cacbonat. Dịch chiết được làm sạch sơ bộ bằng cách đầu tiên cho qua cột phenyl silan sau đó cho qua cột miễn nhiễm. Ochratoxin A được tách bằng HPLC pha đảo rồi được xác định bằng độ huỳnh quang.
4.1. Yêu cầu chung
Trong suốt quá trình phân tích, chỉ sử dụng các thuốc thử tinh khiết phân tích và nước cất hoặc nước loại 1 theo quy định trong TCVN 4851 (ISO 3696), trừ khi có quy định khác. Các dung môi phải có chất lượng dùng cho phân tích HPLC.
Có thể sử dụng các thuốc thử có bán sẵn có các đặc tính tương đương với các thuốc thử sau:
4.2. Natri clorua
4.3. Dinatri hydro phosphat.
4.4. Kali dihydro phosphat.
4.5. Kali clorua.
4.6. Dung dịch natri hydroxit, r(NaOH) = 0,8 g/l
Hòa tan 8 g natri hydroxit trong 900 ml, thêm nước đến 1 lít.
4.7. Muối đệm phosphat (
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5250:1990 về cà phê rang - yêu cầu kỹ thuật do Uỷ ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9721:2013 (ISO 11817:1994) về Cà phê rang xay - Xác định độ ẩm - Phương pháp Karf Fischer (Phương pháp chuẩn)
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8473:2010 (EN 15086:2006) về thực phẩm - Xác định isomalt, lactitol, maltitol, mannitol, sorbitol và xylitol
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8895:2012 về thực phẩm - Xác định natri borat và axit boric - Phương pháp định tính và bán định lượng
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13839:2023 về Cà phê và các sản phẩm cà phê - Xác định hàm lượng 16-O-methylcafestol trong cà phê rang - Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5250:1990 về cà phê rang - yêu cầu kỹ thuật do Uỷ ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9721:2013 (ISO 11817:1994) về Cà phê rang xay - Xác định độ ẩm - Phương pháp Karf Fischer (Phương pháp chuẩn)
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8473:2010 (EN 15086:2006) về thực phẩm - Xác định isomalt, lactitol, maltitol, mannitol, sorbitol và xylitol
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8895:2012 về thực phẩm - Xác định natri borat và axit boric - Phương pháp định tính và bán định lượng
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13839:2023 về Cà phê và các sản phẩm cà phê - Xác định hàm lượng 16-O-methylcafestol trong cà phê rang - Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9724:2013 (EN 14132:2009) về Thực phẩm - Xác định Ochratoxin A trong cà phê rang và lúa mạch - Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) có làm sạch bằng cột miễn nhiễm
- Số hiệu: TCVN9724:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra