Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
QUẠT CÔNG NGHIỆP – THỬ ĐẶC TÍNH KHI SỬ DỤNG ĐƯỜNG THÔNG GIÓ TIÊU CHUẨN
Industrial fans – Performance testing using standardized airways
Lời nói đầu
TCVN 9439:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 5801:2007.
TCVN 9439:2013 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 117 Quạt công nghiệp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này là kết quả của gần 30 năm thảo luận, thử nghiệm so sánh và phân tích chi tiết của các chuyên gia hàng đầu trong ngành công nghiệp và các tổ chức nghiên cứu về quạt trên trên thế giới.
Từ nhiều năm trước các quy tắc thử đặc tính của quạt ở các quốc gia khác nhau thường không dẫn đến cùng một kết quả.
Đặc điểm chủ yếu của tiêu chuẩn này bao gồm:
a) Kiểu lắp đặt
Việc ghép nối của ống dẫn với đầu ra và/hoặc đầu vào của quạt làm cho tính năng của quạt thay đổi cho nên đã có sự thỏa thuận chấp nhận bốn loại lắp đặt tiêu chuẩn (xem 18.2).
Một quạt có thể thích nghi với trên một kiểu lắp đặt tiêu chuẩn sẽ có nhiều đường đặc tính tiêu chuẩn. Người sử dụng nên lựa chọn kiểu lắp đặt gần nhất với ứng dụng của mình.
b) Phần chung
Các sai khác nhận được từ thử nghiệm cùng một quạt theo các quy tắc khác nhau phụ thuộc chủ yếu vào kiểu dòng chảy ở đầu ra của quạt mặc dù là không đáng kể nhưng có thể là rất quan trọng. Phải thỏa thuận chung rằng vấn đề bản chất là tất cả các đường thông gió tiêu chuẩn được sử dụng cho các quạt có các phần điều chỉnh chung liền kề với đầu vào và/hoặc đầu ra của quạt đủ để đảm bảo có thể xác định áp suất của quạt một cách hợp lý.
Các thay đổi về hình học của các phần chung này được hạn chế một cách chặt chẽ.
Tuy nhiên, đã đạt được sự thỏa thuận quy ước cho một số tình huống cụ thể:
1) Đối với các quạt có vòng xoay đầu ra nhỏ hơn 15o, như quạt ly tâm, quạt dòng ngang hoặc quạt có cánh dọc trục, có thể sử dụng một ống dẫn đơn giản ở đầu ra không có bộ nắn thẳng dòng khi xả vào khí quyển hoặc vào buồng đo. Nếu có bất cứ nghi ngờ nào về độ xoáy thì nên tiến hành thử nghiệm để xác lập độ xoáy này.
2) Đối với các quạt lớn (đường kính đầu ra trên 800mm), việc thực hiện các thử nghiệm với các đường thông gió tiêu chuẩn thông thường tại đầu ra có bộ phận nắn thẳng có thể gặp khó khăn. Trường hợp này có thể đo đặc tính của quạt theo sự thỏa thuận giữa các bên có liên quan khi sử dụng một ống dẫn có chiều dài 3D phía đầu ra. Các kết quả thu được theo cách này có thể sai khác ở một mức độ nào đó so với các kết quả thu được khi sử dụng lắp đặt kiểu D thông thường, đặc biệt là nếu quạt tạo ra vòng xoáy lớn. Việc xác lập giá trị có thể có của các sai khác này vẫn đang được nghiên cứu.
c) Tính toán
Áp suất của quạt được định nghĩa là hiệu số giữa áp suất tĩnh tại đầu ra của quạt và áp suất tĩnh tại đầu vào của quạt. Phải xét đến tính có thể nén của không khí khi cần tính toán với độ chính xác cao. Tuy nhiên có thể sử dụng các phương pháp đơn giản khi số Mach chuẩn không quá 0,15.
Phương pháp tính toán áp suất dừng và áp suất của lưu chất hoặc áp suất tĩnh tại một tiết diện chuẩn của quạt của nhóm tiểu ban đặc biệt 1 của ISO/TC117 được cho trong Phụ lục C.
Có ba phương pháp được đề xuất để tính toán công suất ra và hiệu suất. Cả ba phương pháp này đều cho các kết quả gần như nhau (sai khác vài phần nghìn đối với tỷ số nén 1,3).
d) Đo lưu lượng
Việc xác định lưu lượng phải được tách biệt hoàn toàn khỏi xác định áp suất của quạt. Có thể áp dụng một số phương pháp tiêu chuẩn.
QUẠT CÔNG NGHIỆP – THỬ ĐẶC TÍNH KHI SỬ DỤNG ĐƯỜNG THÔNG GIÓ TIÊU CHUẨN
Ind
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1444:1994 về quạt trần
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7827:2007 về Quạt điện - Phương pháp xác định hiệu suất năng lượng
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9440:2013 về Quạt công nghiệp - Thử đặc tính tại hiện trường
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9076:2011 (ISO 14695:2003) về Quạt công nghiệp - Phương pháp đo rung của quạt
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9075:2011 ( ISO 14694:2003 và sửa đổi 1:2010) về Quạt công nghiệp - Đặc tính kỹ thuật về chất lượng cân bằng và các mức rung
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10203:2013 (ISO/TS 23556:2007) về Phương pháp thử đặc tính thiết bị lọc muội than trong dầu bôi trơn động cơ điêzen - Hiệu suất lọc ban đầu
- 1Quyết định 3336/QĐ-BKHCN năm 2013 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1444:1994 về quạt trần
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7827:2007 về Quạt điện - Phương pháp xác định hiệu suất năng lượng
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9440:2013 về Quạt công nghiệp - Thử đặc tính tại hiện trường
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9076:2011 (ISO 14695:2003) về Quạt công nghiệp - Phương pháp đo rung của quạt
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9075:2011 ( ISO 14694:2003 và sửa đổi 1:2010) về Quạt công nghiệp - Đặc tính kỹ thuật về chất lượng cân bằng và các mức rung
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10203:2013 (ISO/TS 23556:2007) về Phương pháp thử đặc tính thiết bị lọc muội than trong dầu bôi trơn động cơ điêzen - Hiệu suất lọc ban đầu
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9439:2013 (ISO 5801:2007) về Quạt công nghiệp - Thử đặc tính khi sử dụng đường thông gió tiêu chuẩn
- Số hiệu: TCVN9439:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra