Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7505 : 2005

QUY PHẠM SỬ DỤNG KÍNH TRONG XÂY DỰNG - LỰA CHỌN VÀ LẮP ĐẶT

Code of practice for application of glass in building - Selection and installation

Lời nói đầu

TCVN 7505 : 2005 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 160 Thủy tinh trong xây dựng hoàn thiện trên cơ sở dự thảo của Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

QUY PHẠM SỬ DỤNG KÍNH TRONG XÂY DỰNG - LỰA CHỌN VÀ LẮP ĐẶT

Code of practice for application of glass in building - Selection and installation

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cơ bản trong lựa chọn và lắp đặt kính theo chủng loại và chiều dày cho phép đối với một diện tích lớn nhất cho trước hoặc diện tích lớn nhất cho phép đối với chiều dày cho trước, trong các công trình nhà ở và công cộng, nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và công trình.

Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với kính tấm đơn có diện tích lớn hơn 15 m2 và khẩu độ lớn hơn 4 m.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 2737 : 1995 Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 4088 : 1995 Số liệu khí hậu dùng trong thiết kế.

TCVN 7526 : 2005 Kính xây dựng - Định nghĩa và phân loại.

3. Thuật ngữ, định nghĩa

Các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn này được định nghĩa như sau:

3.1

Cửa đi (door)

Tấm chắn có lắp kính mở được theo cách quay hoặc trượt, để tạo lối ra vào một công trình, hành lang, hoặc phòng, có thể có khung hoặc không có khung.

3.2

Cửa sổ kép (double windows)

Cửa sổ gồm hai lớp cửa kính, được lắp vào hai khung riêng, đặt trên cùng một khuôn cửa sổ.

3.3

Vật liệu liên kết kết cấu (structural sealant)

Lớp vật liệu đàn hồi, có khung hoặc có bệ đặt trên mặt sàn để gắn vững chắc các vách ngăn lên đó.

3.4

Giá đỡ vách ngăn (stall board)

Kết cấu dựng đứng, có khung hoặc có bệ đặt trên mặt sàn để gắn vững chắc các vách ngăn lên đó.

3.5

Kính tôi (tempered glass)

Kính tấm được xử lý nhiệt hoặc hóa học đặc biệt tạo ứng suất nén dư bề mặt và cạnh lớn hơn ứng suất nén dư của kính bán tôi.

CHÚ THÍCH:

1) Kính tôi không nhất thiết là kính tôi an toàn;

2) Quá trình xử lý nhiệt hoặc hóa học làm giảm đáng kể khả năng gãy nứt của kính dưới tác động của ngoại lực hoặc sự thay đổi nhiệt độ;

3) Sau khi được tôi, loại kính này không thể cắt, khoan, mài hay gia công lại. Việc phun cát, khắc kính hoặc các gia công bề mặt khác cần được tiến hành trước khi tôi.

3.6

Kính tôi an toàn (tempered safety glass)

Kính tôi mà khi vỡ sẽ tạo thành các mảnh nhỏ không có khả năng gây thương tích cho con người.

3.7

Kính bán tôi (heat-strengthened glass)

Kính được xử lý nhiệt đặc biệt nhờ đó ứng suất nén dư bề mặt và cạnh kính nằm giữa ứng suất nén dư của kính ủ thường và kính tôi.

3.8

Kính hai lớp (double glazing)

Hộp kính gồm hai lớp kính, ở giữa là không khí hoặc chân không, nhằm cách âm hoặc cách nhiệt hoặc cho cả cách âm và cách nhiệt (còn gọi là kính bảo ôn hoặc kính hộp cách nhiệt).

3.9

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7505:2005 về Quy phạm sử dụng kính trong xây dựng - Lựa chọn và lắp đặt do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: TCVN7505:2005
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản