Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Low-voltage switchgear and controlgear - Part 4: Contactors and motor-starters - Section one: Electromechanical contactors and motor-starters
Tiêu chuẩn này áp dụng các qui tắc chung đề cập trong Phần 1 của TCVN 6592-1 : 2001 (IEC 60947-1) , dưới đây gọi là Phần 1, ở những chỗ được trích dẫn cụ thể. Các điều, các bảng, các hình vẽ và các phụ lục của quy định chung này có thể được áp dụng bằng cách trích dẫn từ Phần 1, ví dụ như 1.2.3 của Phần 1, bảng 4 của Phần 1. hoặc phụ lục A của Phần 1.
1.1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại thiết bị liệt kê trong 1.1.1 và 1.1.2 dưới đây mà các tiếp điểm chính được thiết kế để nối đến mạch điện có điện áp danh định không lớn hơn 1 000 V xoay chiều hoặc 1 500 V một chiều.
Bộ khởi động và/hoặc côngtắctơ đề cập trong tiêu chuẩn này thường không được thiết kế để cắt dòng điện ngắn mạch. Do đó, hệ thống lắp đặt phải có bảo vệ ngắn mạch phù hợp (xem 8.3.4), nhưng bảo vệ ngắn mạch không nhất thiết là một phần của côngtắctơ hoặc bộ khởi động.
Trong phạm vi đó, tiêu chuẩn này nêu các yêu cầu đối với:
côngtắctơ có lắp thiết bị bảo vệ quá tải và/hoặc bảo vệ ngắn mạch;
bộ khởi động có các thiết bị bảo vệ ngắn mạch lắp riêng và/hoặc các thiết bị bảo vệ quá tải lắp liền và bảo vệ ngắn mạch lắp riêng;
các côngtắctơ hoặc các bộ khởi động kết hợp, ở các điều kiện quy định, với các thiết bị bảo vệ ngắn mạch của bản thân chúng. Các kết hợp như vậy, ví dụ các bộ khởi động kết hợp (xem 2.2.7) hoặc các bộ khởi động có bảo vệ (xem 2.2.8) có bộ thông số đặc trưng chung.
Các áptômát và các bộ cầu chảy kết hợp được sử dụng làm thiết bị bảo vệ ngắn mạch trong bộ khởi động kết hợp và trong bộ khởi động có bảo vệ phải phù hợp với các yêu cầu của TCVN 6592-2 : 2000 (IEC 947-2) và IEC 947-3 trong trường hợp có thể.
Các thiết bị được đề cập trong tiêu chuẩn này bao gồm:
1.1.1. Côngtắctơ một chiều và côngtắctơ xoay chiều
Các côngtắctơ một chiều, xoay chiều được thiết kế để đóng và mở các mạch điện và nếu kết hợp với các rơle thích hợp (xem 1.1.2) để bảo vệ các mạch điện này không bị làm việc quá tải.
Chú thích Các côngtắctơ kết hợp với các rơle thích hợp để bảo vệ ngắn mạch phải thỏa mãn thêm các điều kiện liên quan được qui định cho áptômát [TCVN 6592 - 2 : 2000 (IEC 947 - 2)].
Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các cơ cấu điều khiển của rơle côngtắctơ và áp dụng cho các tiếp điểm dùng riêng cho mạch cuộn dây của côngtắctơ
1.1.2. Bộ khởi động động cơ xoay chiều
Bộ khởi động động cơ xoay chiều được thiết kế để khởi động và tăng tốc độ động cơ đến giá trị bình thường, duy trì hoạt động liên tục của động cơ, cắt động cơ khỏi nguồn và cung cấp phương tiện bảo vệ động cơ và mạch điện liên kết khỏi quá tải.
Bộ khởi động hoạt động phụ thuộc vào các rơle dòng điện nhiệt phù hợp với IEC 255-8 để bảo vệ động cơ, hoặc cơ cấu bảo vệ nhiệt lắp sẵn trong động cơ được đề cập trong IEC 34-11 thì các rơle hoặc cơ cấu đó không nhất thiết phải tuân thủ toàn bộ các yêu cầu liên quan của tiêu chuẩn này.
Rơle quá tải dùng cho bộ khởi động, kể cả các rơle bán dẫn, phải thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
1.1.2.1. Bộ khởi động xoay chiều trực tiếp trên lưới (đủ điện áp)
Bộ khởi động trực tiếp trên lưới dùng để khởi động và tăng tốc độ động cơ đến giá trị bình thường, để
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6615-2-4:2013 (IEC 61058-2-4:2003) về thiết bị đóng cắt dùng cho thiết bị - Phần 2-4: Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đóng cắt lắp độc lập
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6615-2-5:2013 (IEC 61058-2-5:2010) về thiết bị đóng cắt dùng cho thiết bị - Phần 2-5: Yêu cầu cụ thể đối với bộ lựa chọn chuyển đổi
- 1Quyết định 66/2001/QĐ-BKHCNMT ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6592-1:2001 (IEC 60947-1 : 1999) về Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp - Phần 1: Qui tắc chung
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6592-2:2000 (IEC 947-2 : 1995) về Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp - Phần 2. Aptomat do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6615-2-4:2013 (IEC 61058-2-4:2003) về thiết bị đóng cắt dùng cho thiết bị - Phần 2-4: Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đóng cắt lắp độc lập
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6615-2-5:2013 (IEC 61058-2-5:2010) về thiết bị đóng cắt dùng cho thiết bị - Phần 2-5: Yêu cầu cụ thể đối với bộ lựa chọn chuyển đổi
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6592-4-1:2009 (IEC 60947-4-1 : 2002) về Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp - Phần 4-1: Côngtắctơ và bộ khởi động động cơ - Côngtắctơ và bộ khởi động động cơ kiểu điện-cơ
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6592-4-1:2001 (IEC 60947-4-1 : 1990, With Amendment 1 : 1994 And Amendment 2 : 1996) về Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp - Phần 4: Côngtắctơ và bộ khởi động động cơ - Mục 1: Côngtắctơ và bộ khởi động kiểu điện-cơ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6592-4-1:2001
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 28/12/2001
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra