Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6486 : 1999

KHÍ ĐỐT HÓA LỎNG (LPG) – TỒN CHỨA DƯỚI ÁP SUẤT – VỊ TRÍ, THIẾT KẾ, DUNG LƯỢNG VÀ LẮP ĐẶT

Liquid petroleum gas (LPG) – Pressurised storage – Location, design, capacity and installation

Lời nói đầu

TCVN 6486 : 1999 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/ TC 5 Bình chứa ga biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

KHÍ ĐỐT HÓA LỎNG (LPG) – TỒN CHỨA DƯỚI ÁP SUẤT – VỊ TRÍ, THIẾT KẾ, DUNG LƯỢNG VÀ LẮP ĐẶT

Liquid petroleum gas (LPG) – Pressurised storage – Location, design, capacity and installation

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về vị trí, thiết kế, dung lượng và lắp đặt đối với các bồn chứa khí đốt hóa lỏng (dưới đây gọi là LPG) cố định có dung tích chứa nước trên 150 lít, dùng để tồn chứa LPG thương mại và công nghiệp.

1.2. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho:

- các bồn chứa vận chuyển;

- tồn trữ trong quá trình chưng cất, tách khí;

- tồn trữ dưới dạng kho lạnh.

1.3. Đối với các bồn chứa có dung tích trên 135 m3 thì quy định trong tiêu chuẩn này chỉ là tài liệu hướng dẫn, phải tham khảo thêm các tiêu chuẩn khác có liên quan.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6153 : 1996 Bình chịu áp lực – Yêu cầu an toàn trong thiết kế, chế tạo.

TCVN 6154 : 1996 Bình chịu áp lực – Yêu cầu an toàn trong thiết kế, chế tạo – Phương pháp thử.

TCVN 6155 : 1996 Bình chịu áp lực – Yêu cầu an toàn trong lắp đặt, sử dụng, sửa chữa.

TCVN 6156 : 1996 Bình chịu áp lực – Yêu cầu an toàn trong lắp đặt, sử dụng, sửa chữa – Phương pháp thử.

3. Thuật ngữ

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ sau:

3.1. Người sản xuất / cung cấp: Là người sản xuất hoặc cung cấp thiết bị và dịch vụ để thực hiện các yêu cầu của người đặt hàng.

3.2. Bảo vệ bằng phương pháp catốt: Quá trình làm giảm hoặc ngăn ngừa sự ăn mòn các kết cấu kim loại khi tiếp xúc với một chất điện phân bằng phương pháp cho dòng điện một chiều từ chất điện phân lên bề mặt kết cấu.

3.3. Áp suất thiết kế: Là áp suất dùng để tính toán chiều dầy của hệ thống làm việc với khí đốt hóa lỏng để hệ thống chịu được áp suất của sản phẩm ở nhiệt độ cao nhất trong quá trình hoạt động.

3.4. Van đóng khẩn cấp: Van ngắt một hệ thống ra khỏi hệ thống thứ hai trong trường hợp có tình trạng khẩn cấp xảy ra ở một trong hai hệ thống.

3.5. Bồn chứa hoặc bồn chịu áp suất: Bồn chịu áp suất không có thiết bị giảm áp suất khẩn cấp.

3.6. Van xả giảm áp: Van dùng để bảo vệ hệ thống khi xảy ra hiện tượng quá áp trong hệ thống bằng cách tự động xả một môi chất ra khỏi hệ thống.

3.7. Thiết bị ngắt khẩn cấp: Một hệ thống hoặc thiết bị được thiết kế để dừng một hệ thống một cách an toàn trong trường hợp khẩn cấp.

3.8. Van đóng nhanh vượt lưu lượng: Là van ngắt dòng khi lưu lượng vượt mức lưu lượng cho phép.

3.9. Khoảng phân cách an toàn: Là khoảng phân cách nhỏ nhất giữa các đối tượng hoặc cấu trúc để đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra rò rỉ LPG hoặc hỏa hoạn, thì hạn chế tới mức tối đa sự nguy hiểm thiệt hại cũng như không cho sự cố lan rộng.

4. Yêu cầu chung

4.1. Việc sử dụng bồn chứa phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.

4.2. Bồn chứa, hệ thống bồn chứa phải được thiết kế, chế tạo, lắp đặt và bảo trì bao gồm cả kiểm tra và thử nghiệm định kỳ theo TCVN 6153 ÷ 6156 : 1996 và các quy định hiện hành trong các tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6486:1999 về Khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) - Tồn chứa dưới áp suất - Yêu cầu vị trí, thiết kế, dung lượng và lắp đặt do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6486:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản