Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6130:1996
ISO 6639-4-1987

NGŨ CỐC VÀ ĐẬU ĐỖ - XÁC ĐỊNH SỰ NHIỄM CÔN TRÙNG ẨN NÁU - CÁC PHƯƠNG PHÁP NHANH
Cereals and pulses – Determination of hidden insect infestation - Rapid methods

TCVN 6130 – 1996 hoàn toàn tương đương với ISO 6639 – 4 – 1987;

TCVN 6130 – 1996 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/Fl Ngũ cốc biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này mô tả 5 phương pháp nhanh để xác định mức độ hoặc để phát hiện sự có mặt của việc nhiễm côn trùng ẩn náu trong mẫu ngũ cốc và đậu đỗ.

Chú thích: Những đặc điểm nhằm hướng dẫn việc lựa chọn những phương pháp nhanh đã được tổng kết ở bảng ISO 6639/1.

Chương 1: Phương pháp đánh giá bằng cách xác định việc sản sinh cacbon dioxit (từ điều 3 đến điều 9).

Phương pháp này dùng để thử hạt nguyên, không dùng để thử đối với:

a) Các sản phẩm nghiền mịn từ hạt, vì có thể có bột mịn bị hút lẫn vào mẫu khí, hoặc

b) Sản phẩm hạt có độ ẩm lớn hơn 15% (khối lượng/khối lượng), vì bản thân sản phẩm và vi sinh vật cũng thải ra cacbon dioxit làm ảnh hưởng tới kết quả xác định.

Hơn nữa, phương pháp này không dùng như một phương pháp nhanh đối với các sản phẩm hạt đã hấp thụ sẵn một lượng cacbon dioxit đáng kể, thí dụ, hạt bảo quản trong không gian nhỏ hoặc khi có các dấu hiệu rõ ràng bên ngoài về sự nhiễm côn trùng nặng.

Phương pháp này có thể dùng đối với sản phẩm hạt nghiền thô hoặc dạng mảnh, nhưng chúng phải được sàng trước khi tiến hành thử nghiệm nhằm tách các phần tử nhỏ và mịn và côn trùng tự do.

Phương pháp này không cho phép phát hiện sự tồn tại của côn trùng chết, nhộng, ấu trùng và trứng.

Chương 2: Phương pháp Ninhydrin (từ điều 10 đến điều 16)

Phương pháp này được áp dụng đối với bất kỳ loại hạt khô nào nhằm xác định sự nhiễm côn trùng nội tại, đặc biệt là hạt lúa mì, hạt lúa miến, thóc và các hạt có kích thước tương tự. Các hạt có kích thước lớn như hạt ngô, cần phải đập vỡ trước khi thử nghiệm. Cách xử lý như vậy đối với các hạt kích thước lớn có thể làm một số côn trùng bị mất đi hoặc bị nghiền vụn làm ảnh hưởng tới độ tin cậy của phép xác định. Số lượng trứng và ấu trùng có thể thấp hơn so với thực tế, song phương pháp này có hiệu quả không kém bất kỳ phương pháp nào khác.

Chương 3: Phương pháp nổi hạt nguyên (từ điều 17 đến điều 24)

Phương pháp này thích hợp cho việc phát hiện sự nhiễm côn trùng ẩn náu trong phần lớn các hạt ngũ cốc và đậu đỗ, song chỉ có tính chất định tính.

Chương 4: Phương pháp âm thanh (từ điều 25 đến điều 31)

Phương pháp này thích hợp cho việc phát hiện côn trùng sống đã trưởng thành và ấu trùng ăn hại bên trong hạt. Phương pháp này không có khả năng phát hiện côn trùng chết, ấu trùng hoặc trứng sống và nhộng (không ở trong giai đoạn đang ăn).

Chương 5: Phương pháp tia X (từ điều 32 đến điều 38)

Phương pháp này thích hợp cho việc phát hiện côn trùng, ấu trùng sống và chết bên trong hạt. Côn trùng vừa mới bị giết (thí dụ: bằng cách xông hơi) có thể khó phân biệt được với các côn trùng vẫn còn sống.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 520 Ngũ cốc và đậu đỗ - Xác định khối lượng 1000 hạt;

ISO 565 Bộ sàng thí nghiệm – Sàng đan sợi kim loại, sàng đột lỗ và sàng đúc điện – Kích thước danh nghĩa của lỗ sàng;

ISO 712 Ngũ cốc và các sản phẩm của ngũ cốc – Xác định hàm lượng ẩm (phương pháp chuẩn thường qui);

TCVN 5451 – 91 (ISO 950 : 1979) ISO 950 Ngũ cốc – Lấy mẫu (dạng hạt);

ISO 951 Đậu đóng gói sẵn – Lấy mẫu;

ISO 6639/1 Ngũ cốc và đậu đỗ - Xác định sự nhiễm côn trùng ẩn náu – Các nguyên tắc chung;

ISO 6639/2 Ngũ cốc và đậu đỗ - Xác định sự nhiễm côn trùng ẩn náu – Lấy mẫu.

Chương 1.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6130:1996 (ISO 6639/4:1987) về ngũ cốc và đậu đỗ - xác định sự nhiễm côn trùng ẩn náu - các phương pháp nhanh do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6130:1996
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1996
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản