Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5960-1995
CHẤT LƯỢNG ĐẤT – LẤY MẪU
HƯỚNG DẪN VỀ THU THẬP, VẬN CHUYỂN VÀ LƯU GIỮ MẪU ĐẤT ĐỂ ĐÁNH GIÁ CÁC QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA VI SINH VẬT HIẾU KHÍ TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM
Soil quality – Sampling
Guidance on the collection, handling and storage of soil for the assessment of aerobic microbial processes in the laboratory.
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn về thu thập, vận chuyển và lưu giữ bảo quản mẫu đất để sau đó tiến hành thử nghiệm dưới điều kiện hiếu khí tại phòng thí nghiệm.
2. Tiêu chuẩn trích dẫn
Tiêu chuẩn sau đây được sử dụng cùng với tiêu chuẩn này:
ISO 11461 Chất lượng đất – Xác định hàm lượng nước của đất được tính toán trên cơ sở thể tích – Phương pháp khối lượng.
3. Định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau
3.1. Hiếu khí (aerobic): Điều kiện mà trong đó có sẵn oxy phân tử.
3.2. Yếm khí (anaerobic): Điều kiện mà trong đó không có ô xy phân tử.
3.3. Hàm lượng nước có trong đất (Soil Water Content): Khối lượng nước trên đơn vị khối lượng đất được sấy khô bằng tủ sấy (105 oC)
4. Trình tự
4.1. Chọn vị trí lấy mẫu
Các vị trí lấy mẫu tại các khu vực lấy mẫu cần phải được lựa chọn theo mục đích nghiên cứu.
Những vị trí này cần phải được nhận biết rõ và ghi chép lại, ví dụ trên bản đồ, bằng cách đối chiếu với các vật cố định dễ nhận, hoặc dùng một bản đồ đối chiếu chi tiết.
Nếu có thể được thì vị trí lấy mẫu cần được đánh dấu sao cho chúng có thể được dùng cho các thử nghiệm so sánh hoặc để lấy mẫu lại
4.2. Mô tả khu vực lấy mẫu
Việc lựa chọn một khu vực lấy mẫu đất tùy thuộc vào mục đích của từng nghiên cứu cụ thể, nên cần có các hiểu biết về lịch sử của khu vực đất đai được lấy mẫu. Khu vực lấy mẫu cần phải được mô tả một cách chính xác và cung cấp cả lịch sử của địa điểm đó nữa. Các chi tiết về thảm thực vật bao phủ đất, các điều kiện về hóa học và sinh học hoặc sự cố ô nhiễm cần phải được ghi chép lại và viết vào báo cáo.
4.3. Điều kiện lấy mẫu.
Mẫu đất để tiến hành nghiên cứu trong điều kiện của phòng thí nghiệm, nếu có thể được, thì được lấy ở hiện trường nơi đất có hàm lượng nước không gây khó khăn cho việc rây đất. Việc tiến hành lấy mẫu cần tránh trong lúc hoặc ngay sau lúc đất bị hạn (hơn 30 ngày), bị đông lạnh, hoặc bị ngập lụt. Nếu thử nghiệm để phục vụ cho việc giám sát đất thì mới chấp nhận lấy mẫu với điều kiện hiện có của hiện trường.
4.4. Phương pháp lấy mẫu.
Kỹ thuật lấy mẫu tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu. Nếu yêu cầu lấy mẫu đất canh tác hiếu khí thì thông thường mẫu được lấy ở chiều sâu tối đa là 20 cm. Bất cứ thực vật, lớp rác từ cây cối, gỗ… nào hoặc các động vật sống trong đất đều phải nhặt bỏ để giảm đến mức ít nhất việc bổ sung các bon hữu cơ mới vào trong đất. Thành phần hữu cơ sinh ra từ rễ cây và các nguồn khác có thể gây ra những thay đổi không thể đoán trước được trong hoạt động và thành phần của hệ vi sinh vật trong đất. Nếu đất tự nhiên có những chỗ bằng phẳng thì mẫu đất cần lấy ở những nơi bằng phẳng đó.
4.5. Đánh dấu mẫu.
Thùng đựng mẫu cần phải được dánh dấu rõ ràng rành mạch và được phân định sao cho từng mẫu một có thể liên hệ được với vị trí của khu vực mẫu đã được lấy. Cần tránh sử dụng các thùng đựng mẫu có thể hấp thụ mất nước từ mẫu đất hoặc tiết ra các chất, ví dụ như dung môi, chất dẻo hóa vào trong mẫu đất.
4.6. Điều kiện vận chuyển mẫu.
Mẫu cần được vận chuyển theo cách thức sao cho giảm được tới mức thấp nhất sự thay đổi hàm lượng nước trong đất và mẫu cần được giữ trong tối, tiếp xúc với không khí dễ dàng. Nói chung mẫu đựng trong 1 túi polyetylen thắt hơi lỏng là đáp ứng được yêu cầu này. Các điều kiện môi trường khắc nghiệt cần phải tránh: đất nên giữ càng lạnh càng tốt nhưng quan trọng là không được l
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7209:2002 về chất lượng đất - giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng trong đất do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6859-3:2004 (ISO 11268-3: 1999) về chất lượng đất - ảnh hưởng của các chất ô nhiễm lên giun đất - Phần 3 - Hướng dẫn xác định ảnh hưởng trong điều kiện thực địa do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7373:2004 về chất lượng đất - Giá trị chỉ thị về hàm lượng nitơ tổng số trong đất Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7369:2004 (ISO/TR 11046: 1994) về chất lượng đất - Xác định hàm lượng dầu khoáng - Phương pháp phổ hồng ngoại và sắc ký khí do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7370-1:2004 (ISO 14869-1:2001) về chất lượng đất - hòa tan để xác định hàm lượng tổng số các nguyên tố - Phần 1 : Hòa tan bằng axit flohydric và percloric do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 1Quyết định 2935/QĐ-BKHCN năm 2010 hủy bỏ Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7209:2002 về chất lượng đất - giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng trong đất do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6859-3:2004 (ISO 11268-3: 1999) về chất lượng đất - ảnh hưởng của các chất ô nhiễm lên giun đất - Phần 3 - Hướng dẫn xác định ảnh hưởng trong điều kiện thực địa do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7373:2004 về chất lượng đất - Giá trị chỉ thị về hàm lượng nitơ tổng số trong đất Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7369:2004 (ISO/TR 11046: 1994) về chất lượng đất - Xác định hàm lượng dầu khoáng - Phương pháp phổ hồng ngoại và sắc ký khí do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7370-1:2004 (ISO 14869-1:2001) về chất lượng đất - hòa tan để xác định hàm lượng tổng số các nguyên tố - Phần 1 : Hòa tan bằng axit flohydric và percloric do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7538-6:2010 (ISO 10381-6:2009) về Chất lượng đất - Lấy mẫu - Phần 6: Hướng dẫn về thu thập, xử lí và bảo quản mẫu đất ở điều kiện hiếu khí để đánh giá các quá trình hoạt động, sinh khối và tính đa dạng của vi sinh vật trong phòng thí nghiệm
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5960:1995 về chất lượng đất - Lấy mẫu - Hướng dẫn về thu thập, vận chuyển và lưu giữ mẫu đất để đánh giá các quá trình hoạt động của vi sinh vật hiếu khí tại phòng thí nghiệm
- Số hiệu: TCVN5960:1995
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1995
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra