Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5738 : 1993

HỆ THỐNG BÁO CHÁY - YÊU CẦU KĨ THUẬT
Fire detection and alarm system - Technical requirements

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các hệ thống báo cháy được trang bị tại các nhà máy, xí

nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ quan, công trình công cộng v.v...

Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các công trình được thiết kế theo yêu cầu đặc biệt.

1. Quy định chung

1.1. Việc thiết kế, lắp đặt hệ thống báo cháy phải được sự thoả thuận của cơ quan phòng cháy và.chữa cháy và thoả mãn các yêu cầu, quy định của các tiêu chuẩn, qui phạm hiện hành có liên quan.

1.2. Hệ thống báo cháy phải đáp ứng những yêu cầu sau:

- Phát hiện cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra.

- Chuyển tín hiệu khi phát hiện có cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người xung quanh có thể thực hiện nguy các giải pháp thích hợp.

- Có khả năng chống nhiễu tốt.

- Báo hiệu nhanh chóng và rõ ràng mói trường hợp sự cố làm ảnh hưởng đến độ chính xác của hệ thống.

- Không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác lắp đặt chung hoặc riêng rẽ.

- Không hị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện cháy.

1.3. Hệ thống báo cháy phải đảm bảo độ tin cậy. Hệ thống này thực hiện đầy đủ các chức năng đã được đề ra mà không xảy ra sai sót hoặc các trường hợp đáng tiếc khác.

1.4. Những tác động bên ngoài gây sự cố cho một bộ phận của hệ thống không gây ra những sự cố tiếp theo trong hệ thống.

1.5. Hệ thống báo cháy bao gồm các bộ phận cơ bản:

Trung tâm báo cháy, đầu báo cháy tự động, hộp nút ấn báo cháy, các yếu tố liên kết, nguồn điện. Tuỳ theo yêu cầu hệ thống báo cháy còn các bộ phận khác như thiết bị truyền tin báo cháy, bộ phận kiểm tra thiết bị phòng cháy tự động v.v...

2. Thuật ngữ và định nghĩa.

2.1. Hệ thống báo cháy tự động: là hệ thống thiết bị tự động phát hiện và thông báo địa điểm cháy.

2.2. Hệ thống báo cháy bằng tay: là hệ thống (không có đầu báo cháy tự động trong đó việc báo cháy ban đầu được sử dụng bằng tay

2.3. Đầu báo cháy tự động: là thiết bị tự động nhạy cảm với các hiện tượng kèm sự cháy (sự tăng nhiệt độ, toả khói, phát sáng), truyền tín hiệu thích hợp đến trung tâm báo cháy.

2.3.1. Đầu báo cháy nhiệt: là đầu báo cháy tự động nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ và tốc độ biến đổi nhiệt độ của môi trường xung quanh.

2.3.2. Đầu báo cháy khói: là đầu báo cháy tự động nhạy cảm với tác động của khói

2.3.3. Đầu báo cháy ánh sáng: là đầu báo cháy tự động phản ứng với sự phát sáng ngọn lửa.

2.4. Hộp ấn nút báo cháy: là thiết bị thực hiện việc báo cháy ban đầu bằng tay.

2.5. Nguồn điện: thiết bị cấp năng lượng điện cho hệ thống báo cháy

2.6. Các yếu tố liên kết: gồm các linh kiện, hệ thống cáp và dây tín hiệu, các bộ phận tạo thành tuyến liên kết với nhau giữa các thiết bị của hệ thống báo cháy.

2.7. Trung tâm báo cháy: là thiết bị có thể cung cấp năng lượng cho các đầu báo cháy tự động và thực hiện các chức năng sau đây:

- Nhận tín hiệu từ đầu báo cháy tự động và phát lệnh báo động, chỉ thi nơi xảy ra cháy.

- Trong trường hợp cần thiết, có thể truyền tín hiệu đến nơi nhận tin báo cháy.

- Kiểm tra sự làm việc bình' thường của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như đất dây, chập mạch.

3. Yêu cầu kĩ thuật của các đầu báo cháy tự động

3.1. Các đầu báo cháy tự động phải đảm bảo phát hiện cháy theo chức năng đã được thiết kế và các đặc tính kĩ thuật nêu ra trong bảng 1. Việc lựa chọn đầu báo cháy tự động theo chức năng sản xuất, sử dụng của nhà, công trình tham khảo phụ lục.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738:1993 về hệ thống báo cháy - Yêu cầu kỹ thuật

  • Số hiệu: TCVN5738:1993
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1993
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản