Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5486 : 2002
GIA VỊ - XÁC ĐỊNH CHẤT CHIẾT ETE KHÔNG BAY HƠI
Spices and condiments – Determination of non-volatile ether extract
Lời nói đầu
TCVN 5486 : 2002 thay thế TCVN 5486 : 1991;
TCVN 5486 : 2002 hoàn toàn tương đương với ISO 1108 : 1992;
TCVN 5486 : 2002 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/SC 1 Hạt tiêu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định chất chiết ete không bay hơi có trong gia vị.
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho tất cả các loại gia vị. Tuy nhiên, do số lượng và tính đa dạng của các sản phẩm này nên trong những trường hợp cụ thể có thể cần phải thay đổi phương pháp hoặc thậm chí phải chọn phương pháp khác thích hợp hơn.
Các sửa đổi hoặc các phương pháp như vậy sẽ được đề cập đến trong các tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật của các loại gia vị.
2. Tiêu chuẩn viện dẫn
TCVN 7040 : 2002 (ISO 939 : 1980) Gia vị - Xác định độ ẩm – Phương pháp chưng cất lôi cuốn.
TCVN 4889 : 1989 (ISO 948 : 1980) Gia vị - Lấy mẫu.
ISO 2825 : 1981 Spices and condiments – Preparation of a ground sample for analysis (Gia vị - Chuẩn bị mẫu nghiền để phân tích).
3. Định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng định nghĩa sau đây:
3.1. Chất chiết ete không bay hơi (non-volatile ether extract): Tất cả các chất không bay hơi chiết được bằng ete dietyl trong các điều kiện quy định của tiêu chuẩn này.
4. Nguyên tắc
Chiết gia vị bằng ete dietyl, loại bỏ phần bay hơi, loại bỏ các chất không tan, sấy khô và cân phần không bay hơi còn lại.
5. Thuốc thử
5.1. Ete dietyl khan, loại đạt độ tinh khiết phân tích.
6. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và đặc biệt là các loại sau:
6.1. Thiết bị chiết liên tục
6.2. Tủ sấy, có thể làm việc ở 1100C ± 20C.
6.3. Bộ cô quay chân không
6.4. Cân phân tích, có độ chính xác ±0,001 g.
7. Lấy mẫu
Lấy mẫu theo TCVN 4889 – 89 (ISO 948 : 1980).
8. Chuẩn bị mẫu thử
Chuẩn bị mẫu thử theo quy định trong ISO 2825.
9. Cách tiến hành
9.1. Phần mẫu thử
Cân khoảng 2 g mẫu thử (điều 8) chính xác đến 1 mg.
Chú thích 1 – Nói chung lượng mẫu thử khoảng 2 g là đủ. Tuy nhiên, nếu cần phải sử dụng lượng mẫu thử khác thì điều này phải được quy định trong tiêu chuẩn cụ thể cho từng loại gia vị.
9.2. Tiến hành xác định
9.2.1. Chiết phần mẫu thử (9.1) bằng ete dietyl (5.1) trong thiết bị chiết liên tục (6.1) khoảng 18 giờ. Loại bỏ ete dietyl bằng chưng cất, sử dụng bình chiết được nối với bộ cô quay chân không (6.3), dùng 20 ml ete dietyl để tráng bình chiết một cách cẩn thận. Sấy bình trong tủ sấy (6.2) ở 1100C cho đến khi chênh lệch khối lượng giữa hai lần cân liên tục không quá 2 mg.
9.2.2. Cho vào trong bình khoảng 2 ml đến 3 ml ete dietyl và lắc nhẹ để trộn đều lượng dư còn lại ở nhiệt độ phòng thử nghiệm, để lắng và gạn bỏ phần dung dịch nổi phía trên.
9.2.3. Lặp lại quy trình chiết và loại bỏ ete dietyl như trước đó, cho đến khi lượng dư không hòa tan thêm được nữa. Sấy lại bình như trên cho đến khi chênh lệch khối lượng giữa hai lần cân liên tiếp không quá 2 mg.
10. Biểu thị kết quả
Chất chiết ete không bay hơi, biểu thị bằng phẩn trăm khối lượng chất khô, được tính theo công thức:
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7038:2002 (ISO 928 : 1997) về gia vị - Xác định trzo tổng số do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5484:2002 (ISO 930 : 1997) về gia vị - xác định tro không tan trong axit do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4888:1989 về gia vị - tên gọi - danh mục đầu tiên do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4890:1989 về gia vị - xác định độ mịn bằng phương pháp sàng tay do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4891:1989 (ISO 927:1982) về Gia vị - Xác định hàm lượng chất ngoại lai do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8740:2011 về Xốt trộn salad
- 1Quyết định 03/2002/QĐ-BKHCN về Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt NamTCVN 7040:2002 (ISO 939 : 1980) về gia vị - xác định độ ẩm - phương pháp chưng cất lôi cuốn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7038:2002 (ISO 928 : 1997) về gia vị - Xác định trzo tổng số do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5484:2002 (ISO 930 : 1997) về gia vị - xác định tro không tan trong axit do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4889:1989 (ISO 948 - 1988)
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4888:1989 về gia vị - tên gọi - danh mục đầu tiên do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4890:1989 về gia vị - xác định độ mịn bằng phương pháp sàng tay do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4891:1989 (ISO 927:1982) về Gia vị - Xác định hàm lượng chất ngoại lai do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8740:2011 về Xốt trộn salad
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5486:2002 (ISO 1108 : 1992) về gia vị - xác định chất chiết ete không bay hơi do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN5486:2002
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 30/10/2002
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra