Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 46: 1984
CHỐNG SÉT CHO CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ, THI CÔNG
Lightning protection for buildings - Standard for design and construction.
Chương l
QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế thi công, nghiệm thu và qun lí thiết bị chống sét cho các công trình xây dựng dạng mới, ci tạo hoặc mở rộng.
Không áp dụng tiêu chuẩn này đối với các công trình sau:
a. Công trình ngầm, công trình di động, các công trình đặc biệt về quân sự (trạm ra- đa, trận địa tên lửa, pháo...) và các kho chứa vật liệu nổ.
b. Các đường dây tải điện, mạng tiếp xúc, điện tín, điện thoại, truyền thanh, ăng-ten của các đài thu- phát sóng vô tuyến điện, vô tuyến truyền hình và các kho xăng dầu.
1.2. Tuỳ theo chức năng sử dụng, các công trình xây dựng phải được chống sét theo sự phân cấp như sau:
Cấp I- Những công trình, trong đó có toả ra các chất khí hoặc hơi cháy, cũng như các bụi hoặc sợi dễ cháy chuyển sang trạng thái lơ lửng và có khả năng kết hợp với không khí hoặc chất ôxy-hoá khác tạo thành các hỗn hợp nổ, có thể xảy ra ngay trong điều kiện làm việc bình thường kể cả điều kiện làm việc bình th-ường ngắn hạn (mở hoặc đóng các thiết bị, chứa hoặc rót các chất dễ bắt lửa hoặc các các chất lỏng chảy qua lại các bình để hở...).
Khi xảy ra nổ sẽ gây ra những phá hoại lớn và làm chết người.
Cấp II- Những công trình, trong đó có toả ra các chất khí, hơi, bụi hoặc sợi cháy và có khả năng kết hợp với không khí hoặc các chất ôxy-hoá khác tạo thành các hỗn hợp nổ. Nhưng khả năng này chỉ xẩy ra khi có sự cố hoặc làm sai quy tắc, không thể xảy ra trong khi làm việc bình thường. Khi xẩy ra nổ chỉ gây ra những hư hỏng nhỏ và không làm chết người.
Cấp III- Tất cả những công trình còn lại.
Ghi chú: Một số công trình cấp III, theo nguyên tắc phân cấp ở trên, nhưng có tầm quan trọng đặc biệt về chính trị hoặc kinh tế thì được phép nâng lên cấp II.
(Ví dụ: Nhà Quốc hội, đài phát thanh, nhà máy điện, nhà ở, nhà làm việc của lãnh tụ...)
1.3. Các công trình xây dựng cần bảo vệ theo cấp I hoặc cấp II phải áp dụng biện pháp chống sét đánh thẳng, chống cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng điện từ, chống điện áp cao của sét lan truyền từ hệ đường dây, đường ống bằng kim loại đặt nổi và đặt ngầm ở bên ngoài dẫn vào.
Các công trình xây dựng cần bảo vệ theo cấp III phải áp dụng biện pháp chống sét đánh thẳng; chống điện áp cao của sét lan truyền từ hệ đường dây, đường ống bằng kim loại đặt nổi ở bên ngoài dẫn vào.
Trường hợp công trình (kể cả ba cấp) có chiều rộng từ 60m trở lên, phải áp dụng biện pháp san bằng điện áp ở bên trong công trình - xem điều 2.15.
1.4. Những thiết bị đặt ở ngoài trời cần bảo vệ theo cấp II phải áp dụng biện pháp chống sét đánh thẳng và chống cảm ứng tĩnh điện.
Những thiết bị đặt ở ngoài trời cần bảo vệ theo cấp III phải áp dụng biện pháp chống sét đánh thẳng.
1.5. Đối với các công trình xây dựng có nhiều phòng, trong đó có một số phòng cần bảo vệ theo cấp I và II hoặc I và III thì toàn bộ công trình nên chống sét theo cấp I.
Đối với công trình một tầng, khi diện tích các phòng cần bảo vệ theo cấp I nhỏ hơn 20% diện tích của toàn bộ các phòng trong công trình, và đối với công trình nhiều tầng khi diện tích các phòng cần bảo vệ theo cấp I của tầng trên cùng nhỏ hơn 20% diện tích của các phòng ở tầng trên cùng thuộc công trình đó, thì toàn bộ công trình có thể thực hiện chống sét theo cấp II. Trong trường hợp này toàn bộ các đường dây, đường ống bằng kim loại đặt nổi và đặt ngầm có bên trong công trình, ở vị trí đầu vào các phòng cần bảo vệ theo cấp I phải nối với một bộ phận nối đất riêng, đặt ở phía ngoài, có điện trở tản dòng điện tần số công nghiệp từ 10 ôm trở xuống.
1.6. Đối với các công trình xây dựng có nhiều phòng, trong đó có một số phòng cần bảo vệ theo cấp II và III thì toàn bộ công trình nên chống sét theo cấp II.
Đối với công trình một tầng, khi diện tích các phòng cần bảo vệ theo cấp II nhỏ hơn 20% diện tích của toàn bộ các phòng
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 32:2011/BTTTT về chống sét cho các trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999) về chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8097-1:2010 (IEC 60099-1 : 1999) về Bộ chống sét - Phần 1: Bộ chống sét có khe hở kiểu điện trở phi tuyến dùng cho hệ thống điện xoay chiều
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9888-4:2013 (IEC 62305-4:2005) về Bảo vệ chống sét - Phần 4: Hệ thống điện và điện tử bên trong các kết cấu
- 1Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 32:2011/BTTTT về chống sét cho các trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 46:2007 về chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999) về chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8097-1:2010 (IEC 60099-1 : 1999) về Bộ chống sét - Phần 1: Bộ chống sét có khe hở kiểu điện trở phi tuyến dùng cho hệ thống điện xoay chiều
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9888-4:2013 (IEC 62305-4:2005) về Bảo vệ chống sét - Phần 4: Hệ thống điện và điện tử bên trong các kết cấu
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 46:1984 về chống sét cho các công trình xây dựng - tiêu chuẩn thiết kế - thi công
- Số hiệu: TCVN46:1984
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1984
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra