PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU NGẪU NHIÊN - SẢN PHẨM DẠNG ĐƠN CHIẾC
Methods of random sampling of products of piece form
Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 1934 – 79
Tiêu chuẩn này quy định các quy tắc lấy mẫu ngẫu nhiên các sản phẩm có dạng đơn chiếc từ các lô hay dòng sản phẩm. Các quy tắc này cho phép đánh giá chất lượng sản phẩm theo những thủ tục kiểm tra xác định.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các sản phẩm đòi hỏi các phương pháp lấy mẫu đặc biệt khác do cơ quan có thẩm quyền quy định (Ví dụ: lấy mẫu thực phẩm mau hỏng, sản phẩm độc hại,…)
Các thuật ngữ trong tiêu chuẩn theo TCVN 3691 – 81.
1.1. Các sản phẩm đưa kiểm tra dưới dạng lô hay dòng. Cỡ mẫu được xác định tuỳ theo mục đích, yêu cầu kiểm tra, theo điều kiện kinh tế kỹ thuật cho phép và được quy định trong các văn bản riêng.
1.2. Phương pháp lấy mẫu được quy định tuỳ theo dạng trình bày sản phẩm để kiểm tra.
1.3. Để mẫu cung cấp thông tin chính xác tình trạng chất lượng chung của tổng thể, cần tạo mẫu một cách ngẫu nhiên. Các lô sản phẩm phải đảm bảo tính thuần nhất. Nếu đo điều kiện nào đó, lô không đảm bảo yêu cầu này thì tuỳ theo khả năng cho phép, cần chia lô thành các phần thuần nhất.
1.4. Khi tạo mẫu, để đảm bảo tính ngẫu nhiên, mỗi sản phẩm phải có xác suất được lấy như nhau, không phụ thuộc vào chất lượng và các yếu tố khác. Không được ưu tiên chọn sản phẩm cảm thấy phù hợp hay không phù hợp với yêu cầu chất lượng quy định.
Để lấy mẫu ngẫu nhiên, cần ưu tiên sử dụng phương pháp dùng bảng số ngẫu nhiên theo TCVN 2601-78.
Nếu vì lý do kinh tế hay kỹ thuật, việc phân lô thành các phần thuần nhất không thực hiện được thì áp dụng cách lấy mẫu nhiều giai đoạn hay lấy mẫu phân vùng.
1.5. Khi áp dụng tiêu chuẩn này vào các tài liệu pháp quy kỹ thuật, hợp đồng hay các tài liệu hướng dẫn khác, ngoài việc chỉ rõ số hiệu của tiêu chuẩn này, cần chỉ rõ phương pháp lấy sản phẩm vào mẫu.
II. DẠNG TRÌNH BÀY SẢN PHẨM ĐỂ KIỂM TRA
Sản phẩm đưa kiểm tra được trình bày theo một trong bốn dạng sau:
a) Dãy (xem 2.1)
b) Bao gói (xem 2.2)
c) Đống (xem 2.3)
d) Dòng (xem 2.5)
2.1. Dạng “a” có những đặc điểm sau:
- Các đơn vị sản phẩm đưa kiểm tra được xếp thứ tự, có thể đánh số liên tiếp được và dễ dàng tìm và lấy được sản phẩm có số thứ tự bất kỳ.
- Các lô sản phẩm phải thuần nhất và được hình thành độc lập với trình tự thời gian sản xuất (xem ví dụ 1 phụ lục)
2.2. Dạng “b” có đặc điểm như “dãy”. Nhưng sản phẩm nằm trong các đơn vị bao gói (cấp một, hai…) dễ tìm, dễ lấy, số thứ tự quy ước của mỗi sản phẩm gồm một số nhóm con: nhóm thứ nhất là số thứ tự đơn vị bao gói cấp một, nhóm thứ hai số thứ tự đơn vị bao gói cấp hai….; Thông thường chỉ có thể tìm và lấy được sản phẩm khi phá huỷ bao gói (xem ví dụ 2 trong phụ lục).
2.3. Dạng “c” có đặc điểm:
- Sản phẩm đưa kiểm tra không có thứ tự, khó đánh số và trên thực tế không thể tìm và lấy được sản phẩm xác định nào đó;
- Số sản phẩm đưa kiểm tra rất lớn;
- Các sản phẩm đưa kiểm tra thành từng lô, hình thành độc lập với các lô nhận được trong quá trình sản xuất.
2.4. Nếu trên thực tế sản phẩm đưa kiểm tra được trình bày đồng thời dưới dạng “b” và “c” thì áp dụng dạng này một cách tự nhiên, tức là trước hết lấy một số bao gói (cấp một rô
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4441:1987 (ST SEV 1934 – 79) về Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên - Sản phẩm dạng đơn chiếc
- Số hiệu: TCVN4441:1987
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1987
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực