Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4204 : 1986

HỆ THỐNG BẢO DƯỠNG KĨ THUẬT VÀ SỬA CHỮA MÁY XÂY DỰNG – TỔ CHỨC BẢO DƯỠNG KĨ THUẬT VÀ SỬA CHỮA MÁY XÂY DỰNG
System of technical maintenance and repair of building plants – Organization of technical maintenance and repair of building plants

1. Quy định chung

1.1. Tiêu chuẩn này quy định chế độ bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa máy xây dựng (sau đây gọi là máy), được áp dụng thống nhất trong toàn ngành xây dựng.

Chế độ bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa các loại ôtô dùng trong xây dựng phải tuân theo tiêu chuẩn hiện hành.

Chế độ bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa máy xây dựng dùng cho mục đích quốc phòng và máy nhập của các nước tư bản được xây dựng riêng trên cơ sở vận dụng các quy định trong tiêu chuẩn này.

1.2. Chế độ bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa định kì là các biện pháp tổ chức kĩ thuật đồng bộ, được tiến hành theo trình tự kế hoạch thống nhất nhằm duy trì khả năng làm việc và tình trạng kĩ thuật tốt của máy trong suốt thời gian phục vụ ở các điều kiện sử dụng đã cho trước.

Các biện pháp tổ chức kĩ thuật được lập ra phải tuân theo tài liệu hướng dẫn sử dụng của nhà máy chế tạo đồng thời phải tuân theo các quy phạm an toàn có liên quan.

1.3. Trong quá trình sử dụng máy phải thực hiện:

Bảo dưỡng kĩ thuật ca (kí hiệu là BDC);

Bảo dưỡng kĩ thuật định kì (kí hiệu là BDĐK).

Bảo dưỡng kĩ thuật ca được thực hiện trước khi bắt đầu hoặc sau mỗi ca làm việc.

Bảo dưỡng kĩ thuật định kì được thực hiện sau một thời gian làm việc nhất định bao gồm:

Bảo dưỡng kĩ thuật cấp 1 (kí hiệu là BD1):

Bảo dưỡng kĩ thuật cấp 2 (kí hiệu là BD2):

Bảo dưỡng kĩ thuật cấp 3 (kí hiệu là BD3):

1.4. Nội dung công việc của một cấp bảo dưỡng kĩ thuật định kì bao gồm các công việc bảo dưỡng kĩ thuật của cấp thấp hơn kể cả bảo dưỡng kĩ thuật ca.

1.5. Việc bảo dưỡng kĩ thuật máy trong vận chuyển và bảo quản phải tuân theo TCVN 4087: 1985.

1.6. Việc sửa chữa định kì bao gồm:

Sửa chữa thường xuyên (kí hiệu là SCTX).

Đối với các loại máy kéo, các máy lắp trên máy kéo, các máy lắp động cơ kiểu máy kéo, khi sửa chữa thường xuyên phải thực hiện nội dung bảo dưỡng kĩ thuật cấp 3.

Sửa chữa lớn (kí hiệu là SCL).

1.7. Việc sửa chữa thường xuyên phải đảm bảo cho máy có đủ khả năng làm việc đến thời hạn sửa chữa kế tiếp bằng cách phục hồi, thay thế các chi tiết, cụm máy và tổng thành.

1.8. Việc sửa chữa lớn phải khôi phục tình trạng kĩ thuật tốt của máy, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật quy định.

1.9. Khi sửa chữa lớn phải tiến hành phục hồi và thay thế các chi tiết, tổng thành mới hoặc đã được phục hồi hoàn chỉnh.

1.10. Định kì bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa máy được quy định bằng số giờ máy làm việc.Tuỳ theo điều kiện làm việc thực tế, cho phép sai lệch định kì bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa máy ± 10%.

1.11. Công việc thống kê số giờ máy làm việc được quy định trong chương 4 của tiêu chuẩn này.

1.12. Lương lao động hao phí cho một lần bảo dưỡng kĩ thuật, sửa chữa định kì bao gồm lương lao động hao phí để thực hiện các nguyên công chính, nguyên công phụ và thử máy sau sửa chữa.

1.13. Lương lao động hao phí cho một lần bảo dưỡng kĩ thuật, sửa chữa định kì được tính bằng giờ – công.

1.14. Thời gian bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa định kì của máy được tính bằng ngày.

1.15. Thời gian ngừng máy để chờ sửa chữa cũng như thời gian vận chuyển máy đến các cơ sở sửa chữa không được tính vào thời gian sửa chữa.

1.16. Các xí nghiệp có máy, nhà máy sửa chữa trong khi thực hiện chế độ bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa định kì phải chuẩn bị các nội dung sau:

- Lập kế hoạch bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa định kì;

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4204:1986 về hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy xây dựng - tổ chức bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy xây dựng

  • Số hiệu: TCVN4204:1986
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1986
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản