Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3977 - 84

QUY PHẠM ĐÓNG TÀU XI MĂNG LƯỚI THÉP CỠ NHỎ

Rules for the construction ol small sizes ferro cement ships

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi áp dụng

1.1.1. Quy phạm này áp dụng cho các loại tàu thủy chạy nội địa, cả thân tàu được chế tạo bằng vật liệu xi măng lưới thép, bao gồm:

+ Tàu hàng;

+ Tàu kép;

+ Tàu khai thác thủy sản;

+ Tàu khách, bao gồm cả tàu phục vụ giao thông, phà tàu khách hàng;

+ Các loại sà lan, bao gồm sà lan tự hành và không tự hành, sà lan có hầm hàng hoặc chở hàng trên boong, sà lan chở khách.

1.1.2. Quy phạm này áp dụng cho các loại tàu thủy có kết cấu đáy đơn và chỉ có một boong tính toán, bao gồm:

+ Tàu chạy ven biển có chiều dài không quá 20m, công suất máy chính không quá 300 mã lực.

+ Tàu chạy trong sông, hồ có chiều dài không quá 40m, công suất máy chính không quá 400 mã lực.

1.1.3. Quy phạm này chỉ áp dụng cho các loại tàu kể trên có tỷ số kích thước chủ yếu trong phạm vi sau:

trong đó:

L - Chiều dài tàu, m;

B - Chiều rộng tàu, m;

D - Chiều cao tàu, m;

1.1.4. Về phương diện kết cấu, quy phạm này áp dụng cho các loại tàu có kết cấu ngang.

1.1.5. Quy phạm này chỉ quy định về kết cấu thân tàu và vật liệu chính để đóng làu. Các quy định khác không nêu trong quy phạm này đều phải phù hợp với quy phạm phân cấp và đóng tàu nội địa QPVN 26 - 83.

1.1.6. Trong các trường hợp: Tỉ số kích thước của tàu không phù hợp với mục 1.1.3, tàu có kết cấu dọc. Vật liệu sử dụng không phù hợp các quy định của mục 2 thì phải có bản tính sức bền. hoặc các báo cáo thí nghiệm kết cấu hoặc các báo cáo kinh nghiệm về tàu mẫu đã được sử dụng đảm bảo đủ độ bền.

1.2. Thuật ngữ và giải thích

1.2.1. Xi măng lưới thép - Vật liệu được chế tạo từ vữa xi măng, cát có cốt là lưới thép và các thép tròn. Vật liệu xi măng lưới thép dùng để đóng tàu được đặc trưng bằng hệ số tỉ diện cốt thép K; K = (0,5 + 3) cm2/cm3.

1.2.2. Cốt chịu lực - Những cốt thép bố trí trong kết cấu tham gia chính vào sức bền chung hoặc các bộ của kết cấu đảm bảo chính độ bền của kết cấu theo hướng tính toán.

1.2.3. Cốt kết cấu - Những cốt thép được bố trí thêm trong kết cấu để tạo điều kiện để thi công.

Trong tính toán, cốt kết cấu không được xem là tham gia chịu lực.

1.2.4. Cốt đai - Những cốt thép dùng để liên kết các cốt chịu lực với nhau.

1.2.5. Cốt lưới - Những cốt thép được bố trí giữa các lớp lưới thép của kết cấu tấm xi măng lưới thép.

1.2.6. Hệ số tỷ diện cốt thép, ký hiệu m, đơn vị tính là cm2/cm3 - Tổng diện tích bề mặt các sợi lưới và cốt thép trong một đơn vị thể tích của xi măng lưới thép.

1.2.7. Hàm lượng cốt thép, ký hiệu m - Tỷ số giữa tổng diện tích tiết diện của sợi lưới và cốt thép so với diện tích tiết diện của tấm.

Chú thích: Các thuật ngữ chung và tàu thuyền theo quy phạm phân cấp và đóng tàu nội địa hoặc các tiêu chuẩn hiện hành.

1.3. Phân cấp tàu xi măng lưới thép

Tàu xi măng lưới thép được phân thành 4 cấp A, B, C và D tương ứng với các cấp của tàu theo  quy phạm phân cấp và đóng tàu nội địa (QPVN 26 - 83).

Những nguyên tắc tính toán của quy phạm này chỉ áp dụng cho tàu cấp B, C, D.             Tàu cấp A không thuộc phạm vi áp dụng của quy phạm này

2. VẬT LIỆU

2.1. Xi măng

2.1.1. Xi măng dùng để đóng tàu gồm các loại:

Xi măng poóc lăng thường,

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3977:1984 về Quy phạm đóng tàu xi măng lưới thép cỡ nhỏ do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: TCVN3977:1984
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 18/12/1984
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản