Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3107 : 1993

HỖN HỢP BÊ TÔNG NẶNG - PHƯƠNG PHÁP VEBE XÁC ĐỊNH ĐỘ CỨNG
Heavyweight concrete compounds - Vebe test

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử độ cứng của hỗn hợp bê tông nặng bằng nhớt kế vebe.

Độ cứng của hỗn hợp bê tông được xác định bằng thời gian để đầm phẳng, chặt một khối hỗn hợp bê tông hình nón cụt sau khi tạo hình trong nhớt kế Vebe.

Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho hỗn hợp bê tông có cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu tới 40mm.

1. Thiết bị thử

Nhớt kế Vebe (hình 1);

Bàn rung;

Thanh thép tròn, trơn đường kính 16mm, dài 600mm, hai đầu múp tròn;

Đồng hồ bấm giây;

1.1. Nhớt kế Vebe được làm bằng thép gồm một thùng hình trụ đáy kín (A) , bên trong đặt một côn tạo hình hỗn hợp bê tông (B) , và một phễu đổ hỗn hợp (D). Trên thùng có một đĩa mica phẳng (C). Đĩa này có thể trượt tự do theo phương thẳng đứng nhờ thanh trượt (J) gắn với một tay đỡ (N). Tay đỡ (N) trượt hoặc giữ cố định bằng vít hãm (F) trong ống (M) bắt cố định với đế bàn rung (K).

Tổng khối lượng đĩa mica, thanh trượt và đệm thép (P) dùng để căn chỉnh khối lượng bằng 2750 ± 50.

1.2. Bàn rung với nhớt kế khi chưa có hỗn hợp phải đảm bảo có độ rung với tần số 2900 ± 100 vòng phút và biên độ 0,5 r 0,0l. Bàn rung cần có bộ phận để kẹp chặt nhớt kế. Khi bộ phận này có cấu tạo theo nguyên tắc điện từ thì thanh trượt (J) và đệm thép (P) phải được thay bằng vật liệu không nhiễm từ.

2. Lấy mẫu

Lấy và chuẩn bị mẫu hỗn hợp bê tông để thử theo TCVN 3105 : 1993. Thể tích hỗn hợp thử cần lấy khảng 8 lít.

3. Tiến hành thử

3.1. Vệ sinh dụng cụ, dùng giẻ ướt lau các phần thiết bị phải tiếp xúc với hỗn hợp bê tông trong quá trình thử.

3.2. Kẹp chặt thùng hình trụ (A) của nhớt kế lên mặt bàn rung (G), mở vít hãm (F) xoay đĩa mica (C) ra ngoài. Đặt côn (B) vào thùng, định vị côn (B) bằng vòng giữ và đặt phễu (D) lên miệng côn.

 

3.3. Đổ, chọc hôn hợp bê tông trong côn (B) rồi tháo côn khỏi khối hỗn hợp vừa tạo hình như các điều 3.4, 3.5 TCVN 3106 : 1993.

3.4. Mở vít (F) xoay tay đỡ (N) và đĩa mica (C) lên phía trên khối hỗn hợp vào vị trí tâm đĩa trùng với tâm thùng rồi siết vít (F) hãm chặt tay đỡ.

3.5. Từ từ mở vít (Q) hạ đĩa xuống mặt trên của khối hỗn hợp, đọc giá trị độ sụt của hỗn hợp theo vạch khắc ở thanh trượt. Sau đó đồng thời bật đầm rung và bấm đồng hồ giây. Theo dõi sự lún dần cả khối hỗn hợp và đĩa mica. Tiến hành cho tới khi thấy hồ xi măng vừa phủ kín mặt dưới của đĩa mica thì tắt đồng hồ và ngừng rung. Ghi lại thời gian đo được.

4. Tính kết quả

4.1. Độ cứng của hỗn hợp bê tông được tính bằng giây chính xác tới l giây là thời gian đo được ở mục 3.5 tiêu chuẩn này.

4.2. Nếu thời gian đo được nhỏ hơn 5 giây hoặc lớn hơn 30 giây, hỗn hợp bê tông được coi là không thích hợp để xác định độ cứng theo phương pháp Vebe.

5. Biên bản thử.

Trong biên bản thử ghi rõ :

- Nơi lấy mẫu;

- Ngày giờ lấy mẫu vạ thử mẫu;

- Độ cứng Vebe tính bằng giây;

- Độ sụt của hỗn hợp (nếu có);

- Chữ ký của người thử.

Phụ lục

Xác định độ cứng của hỗn hợp bê tông bằng phương pháp Skramtaev

1. Thiết bị thử

Khuôn hình nón cụt và phễu đổ hỗn hợp (h

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3107:1993 về hỗn hợp bê tông nặng - phương pháp vebe xác định độ cứng

  • Số hiệu: TCVN3107:1993
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1993
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản