Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1682:1994

ĐỒ HỘP NƯỚC QUẢ

NƯỚC CAM

Lời nói đầu

TCVN 1682-1994 thay thế TCVN 1682-75;

TCVN 1682 – 1994 do Ban Kỹ thuật Thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị và Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

ĐỒ HỘP NƯỚC QUẢ

NƯỚC CAM

Orange juice

1. Khái niệm

Nước cam là sản phẩm được chế biến từ cam tươi, chín, không úng, thối, khô sần, dập nát, thuộc loại citrus sinensis (L), osbeck; có thể dùng nước quýt (citrus veticulata blanco) pha thêm vào nước cam đến 10% khối lượng.

Nước cam cũng có thể được chế biến từ nước cam cô đặc bằng cánh pha loãng với nước đến mức chỉ tiêu chất lượng cần thiết.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Tiêu chuẩn nguyên liệu và các thành phần chính

a) Cam quả tươi theo TCVN 1871-76.

b) Đường kính trắng loại I theo TCVN 1695-87.

c) Axit dùng cho thực phẩm, theo TCVN 5516-1991.

2.2. Tiêu chuẩn chất lượng

2.2.1. Chỉ tiêu cảm quan

Sản phẩm phải có hương vị, màu sắc đặc trưng của nước cam. Cho phép có sự lắng nhẹ của thịt quả ở đáy bao bì, nhưng khi lắc hoặc khuấy trộn, thịt quả phải phân tán đều.

2.2.2. Chỉ tiêu hóa lý

2.2.2.1. Độ đầy của hộp

Mức tối thiểu của nước cam không được nhỏ hơn 90% dung lượng của nước cất chứa đầy trong hộp đóng kín ở 200C.

2.2.2.2. Hàm lượng chất khô hòa tan

a) Hàm lượng chất khô hoà tan của nước cam phải bằng hoặc lớn hơn 10% (đo bằng chiết quang kế ở 200C), không kể lượng đường cho thêm vào, không chỉnh axit và được đọc là “độ Brix”

b) Khi nước cam được pha loãng từ nước cam cô đặc hàm lượng chất khô của sản phẩm phải lớn hơn 11% (đo bằng chiết quang kế ở 200C).

2.2.2.3. Hàm lượng đường

Lượng đường thêm vào không được quá 50g/kg.

2.2.2.4. Hàm lượng cồn

Hàm lượng cồn không được quá 3g/kg.

2.2.2.5. Hàm lượng axit

(Cho phép tự xác định)

Chỉ cho phép có một lượng nhỏ, không đáng kể các axit bay hơi.

2.2.2.6. Hàm lượng tinh dầu

Hàm lượng tinh dầu không được quá 0,4ml/kg.

2.2.2.7. Hàm lượng kim loại nặng theo quy định của Bộ Y tế.

2.3. Tiêu chuẩn vệ sinh

2.3.1. Sản phẩm cần được chế biến hợp vệ sinh theo quy định hiện hành.

2.3.2. Không được chứa các vi sinh vật gây thối hỏng, có thể phát triển trong điều kiện bảo quản thông thường.

2.3.3. Không được chứa bất cứ chất nào có nguồn gốc từ vi sinh vật, với liều lượng có thể gây tác hại cho sức khỏe con người.

3. Phương pháp phân tích và đánh giá

- Lấy mẫu theo TCVN 4413-87

- Xác định hàm lượng chất khô và các chất hòa tan theo TCVN 4417-87

- Xác định khối lượng tinh và tỷ lệ các thành phần theo TCVN 4414-87

- Xác định dạng bên ngoài, độ kín và trạng thái mặt trong của hộp theo TCVN 4412-87

- Xác định hàm lượng đường theo TCVN 4594-88

- Xác định hàm lượng cồn theo TCVN 4716-89

- Xác định hàm lượng SO2 theo TCVN 4712-89.

4. Ghi nhãn

Ngoài những tiêu chuẩn chung về ghi nhãn thực phẩm đóng gói sẵn và áp dụng thêm các quy định sau:

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1682:1994 về đồ hộp nước quả - nước cam do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: TCVN1682:1994
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1994
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản