Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
KIỂM DỊCH THỰC VẬT – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Glossary of phytosanitary terms
Lời nói đầu
TCVN 3937:2007 thay thế cho TCVN 3937:2000.
TCVN 3937:2007 được xây dựng dựa trên ISPM No.5, FAO, Rome, 2006;
TCVN 3937:2007 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F7/SC1 Kiểm dịch thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
KIỂM DỊCH THỰC VẬT – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Glossary of phytosanitary terms
Tiêu chuẩn này đưa ra danh mục các thuật ngữ và định nghĩa sử dụng trong hệ thống kiểm dịch thực vật (KDTV) thế giới, nhằm phục vụ việc hài hòa các từ vựng đã được quốc tế chấp thuận liên quan tới việc thực hiện Công ước quốc tế về Bảo vệ thực vật (IPPC) và các tiêu chuẩn quốc tế về các biện pháp KDTV (ISPM).
Mục đích của tiêu chuẩn này làm tăng thêm tính thống nhất và rõ ràng trong việc thông hiểu và sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa mà các nước thành viên của IPPC sử dụng cho mục đích KDTV, giúp cơ quan BVTV các nước sử dụng thống nhất trong việc xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật cũng như trao đổi thông tin chính thức về KDTV.
3.1
liều hấp thụ
lượng chiếu xạ (tính bằng gray) được hấp thụ trên đơn vị khối lượng của đối tượng xác định
3.2
khai báo bổ sung
thông báo theo yêu cầu của nước nhập khẩu trong Giấy chứng nhận KDTV để cung cấp thông tin bổ sung cụ thể về một chuyến hàng liên quan đến dịch hại thuộc diện điều chỉnh
3.3
sinh vật đối kháng
một sinh vật (thường là nguồn bệnh) không gây hại rõ rệt đối với cây ký chủ nhưng sự tồn tại của nó sẽ bảo vệ cây ký chủ tránh được những thiệt hại đáng kể do dịch hại gây ra
3.4
vùng
một quốc gia, một phần của một quốc gia, hoặc toàn bộ hoặc nhiều phần của vài quốc gia được công nhận chính thức
3.5
vùng bị đe dọa
xem vùng có nguy cơ
3.6
vùng dịch hại ít phổ biến
một vùng, một quốc gia, một phần của một quốc gia, hoặc toàn bộ hoặc nhiều phần của nhiều quốc gia được cơ quan có thẩm quyền xác định, ở đó một loài dịch hại cụ thể xuất hiện với mức độ thấp và là đối tượng chịu sự giám sát, phòng trừ hoặc các biện pháp diệt trừ có hiệu quả.
3.7
cơ quan có thẩm quyền
tổ chức BVTV quốc gia, hoặc tổ chức khác, hoặc cá nhân được Chính phủ chính thức giao nhiệm vụ giải quyết các vấn đề nảy sinh liên quan đến trách nhiệm được pháp luật quy định
3.8
gỗ không còn vỏ
gỗ mà tất cả vỏ đã bị loại bỏ ngoại trừ lớp tượng tầng, phần vỏ chìm bao quanh các mắt cây và trong các hốc lõm giữa các vòng gỗ sinh trưởng.
3.9
sinh vật có ích
bất kỳ sinh vật nào có lợi trực tiếp hoặc gián tiếp đối với thực vật hoặc sản phẩm thực vật, bao gồm cả các tác nhân phòng trừ sinh học.
3.10
phòng trừ sinh học
chiến lược kiểm soát dịch hại bằng việc sử dụng các loài thiên địch, sinh vật đối kháng, sinh vật cạnh tranh hoặc những tác nhân phòng trừ sinh học khác.
3.11
tác nhân phòng
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-110:2012/BNNPTNT về quy trình giám định nhóm ruồi đục quả thuộc giống Ceratitis là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-180:2014/BNNPTNT về Quy trình giám định tuyến trùng thối thân, rễ cọ dầu, dừa Rhadinaphelenchus cocophilus (Cobb) Goodey là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7666:2007 về kiểm dịch thực vật - hướng dẫn về hệ thống quy định nhập khẩu
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7667:2007 về kiểm dịch thực vật - hướng dẫn kiểm tra
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7668:2007 về kiểm dịch thực vật - phân tích nguy cơ dịch hại đối với dịch hại kiểm dịch thực vật, bao gồm phân tích nguy cơ về môi trường và sinh vật sống biến đổi gen
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7669:2007 về kiểm dịch thực vật - yêu cầu đối với việc thiết lập các khu vực và địa điểm sản xuất không nhiễm dịch hại
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3937:2000 về kiểm dịch thực vật - thuật ngữ và định nghĩa do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-110:2012/BNNPTNT về quy trình giám định nhóm ruồi đục quả thuộc giống Ceratitis là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-180:2014/BNNPTNT về Quy trình giám định tuyến trùng thối thân, rễ cọ dầu, dừa Rhadinaphelenchus cocophilus (Cobb) Goodey là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7515:2005 (ISPM No.4 : 1996 có sửa đổi) về Yêu cầu để thiết lập các vùng không nhiễm dịch hại
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7516:2005 (ISPM No.6 : 1998, có sửa đổi) về Hướng dẫn giám sát dịch hại
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7517:2005 (ISPM No.8 : 1998 , có sửa đổi) về Xác định tình trạng dịch hại trong một vùng
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN3937:2007 về Kiểm dịch thực vật - Thuật ngữ và định nghĩa
- Số hiệu: TCVN3937:2007
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2007
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra