Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHẤT DẺO - PHƯƠNG PHÁP PHƠI NHIỄM VỚI BỨC XẠ MẶT TRỜI - PHẦN 1: HƯỚNG DẪN CHUNG
Plastics - Methods of exposure to solar radiation - Part 1: General guidance
Lời nói đầu
TCVN 9849-1:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 877-1:2009.
TCVN 9849-1:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC61 Chất dẻo biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 9849, chấp nhận bộ tiêu chuẩn ISO 877, gồm các tiêu chuẩn dưới đây có tên chung Chất dẻo - Phương pháp phơi nhiễm với bức xạ mặt trời
TCVN 9849-1:2013 (ISO 877-1:2009) Phần 1: Hướng dẫn chung,
TCVN 9849-2:2013 (ISO 877-2:2009) Phần 2: Sự phong hóa trực tiếp và phơi nhiễm sau kính cửa sổ;
TCVN 9849-3:2013 (ISO 877-3:2009) Phần 3: Sự phong hóa tăng cường bằng bức xạ mặt trời tập trung.
Lời giới thiệu
Các phép thử phơi nhiễm ngoài trời của phương pháp được quy định trong ba phần của tiêu chuẩn quốc gia này là cần thiết để đánh giá tính năng của chất dẻo khi được phơi nhiễm với bức xạ mặt trời. Các kết quả của phép thử như vậy được coi là sự biểu thị về sự ảnh hưởng của phơi nhiễm phong hóa trực tiếp [TCVN 9849-2 (ISO 877-2), phương pháp A) hoặc phong hóa gián tiếp thông qua sử dụng bức xạ mặt trời qua kính lọc [TCVN 9849-2 (ISO 877-2), phương pháp B] hoặc bức xạ mặt trời tăng cường [TCVN 9849-3 (ISO 877-3)] theo các phương pháp được mô tả. Các kết quả từ các phép thử được tiến hành theo bất kỳ phần nào của tiêu chuẩn quốc gia này sẽ cho các kết quả khác nhau khi so với các kết quả của các phơi nhiễm lặp lại được tiến hành tại cùng địa điểm nhưng khác nhau về thời gian. Điều này rất quan trọng đối với các vật liệu mà có sự thay đổi đáng kể sau khi phơi nhiễm một năm hoặc dưới một năm. Nhìn chung, kết quả có được từ các phơi nhiễm lặp lại tại cùng địa điểm là cần thiết để xác định dải tính năng của vật liệu được phơi nhiễm với bức xạ mặt trời như được quy định trong tiêu chuẩn này. Do loại khí hậu có thể có ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ và kiểu suy giảm, các kết quả phơi nhiễm được tiến hành trong các loại khí hậu khác nhau là cần thiết để mô tả đầy đủ tính bền vững của vật liệu ở ngoài trời. Đối với các phơi nhiễm bức xạ mặt trời tập trung được tiến hành theo TCVN 9849-3 (ISO 877-3), thời gian phơi nhiễm được xác định theo tổng phơi nhiễm bức xạ UV mặt trời do sự biến động theo mùa và hàng năm của bức xạ tia tử ngoại mặt trời.
Hệ gương hội tụ phản chiếu Fresnel của phương pháp được mô tả trong TCVN 9849-3 (ISO 877-3), sử dụng bức xạ mặt trời làm nguồn bức xạ tia tử ngoại, dùng trong thử nghiệm phơi nhiễm ngoài trời tăng tốc của nhiều loại vật liệu dẻo.
Hệ thống phân loại và đặc trưng cho các loại khí hậu ở các khu vực khác nhau trên thế giới được đưa ra trong Phụ lục A.
Phương pháp thử được chọn thường được thiết kế để phơi nhiễm vật liệu trong các điều kiện khắc nghiệt nhất liên quan với bất kỳ khí hậu đặc thù nào. Vì vậy, nên chú ý rằng trong phần lớn trường hợp tính khắc nghiệt của phơi nhiễm trong sử dụng thực tế, thường ít hơn so với tính khắc nghiệt được quy định trong tiêu chuẩn này, và hạn mức cho phép được cân đối phù hợp với các kết quả. Ví dụ, phơi nhiễm thẳng đứng tại góc 90° so với phương ngang thường có ảnh hưởng ít khắc nghiệt hơn lên chất dẻo so với phơi nhiễm theo phương gần như nằm ngang, đặc biệt tại các khu vực nhiệt đới, nơi mặt trời mạnh nhất khi lên cao tới đỉnh.
Các bề mặt hướng về phía cực trái đất bị suy giảm ít hơn nhiều so với các bề mặt hướng về đường xích đạo do chúng ít bị phơi nhiễm với bức xạ mặt trời. Tuy nhiên, sự duy trì ẩm trong khoảng thời gian dài hơn chính là sự khác biệt thực sự so với các vật liệu chịu tác động bởi hơi ẩm hoặc so với các vật liệu dễ bị tác động bởi sự phát triển của vi sinh.
CHẤT DẺO - PHƯƠNG PHÁP PHƠI NHIỄM VỚI BỨC XẠ MẶT TRỜI - PHẦN 1: HƯỚNG DẪN CHUNG
Plastics - Methods of exposure to
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9570:2013 (ISO 15013:2007) về Chất dẻo - Tấm đùn polypropylen (PP) - Yêu cầu và phương pháp thử
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9571:2013 (ISO 15014:2007) về Chất dẻo - Tấm đùn poly(vinylden florua) (PVDF) - Yêu cầu và phương pháp thử
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9850:2013 (ISO 974:2000) về Chất dẻo - Xác định nhiệt độ giòn bằng va đập
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9570:2013 (ISO 15013:2007) về Chất dẻo - Tấm đùn polypropylen (PP) - Yêu cầu và phương pháp thử
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9571:2013 (ISO 15014:2007) về Chất dẻo - Tấm đùn poly(vinylden florua) (PVDF) - Yêu cầu và phương pháp thử
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9848:2013 (ISO 291:2008) về Chất dẻo - Khí quyển tiêu chuẩn cho ổn định và thử nghiệm
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9849-2:2013 (ISO 877-2:2009) về Chất dẻo - Phương pháp phơi nhiễm với bức xạ mặt trời - Phần 2: Sự phong hóa trực tiếp và phơi nhiễm sau kính cửa sổ
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9849-3:2013 (ISO 877-3:2009) về Chất dẻo - Phương pháp phơi nhiễm với bức xạ mặt trời - Phần 3: Sự phong hóa tăng cường bằng bức xạ mặt trời tập trung
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9850:2013 (ISO 974:2000) về Chất dẻo - Xác định nhiệt độ giòn bằng va đập
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9852:2013 (ISO 9370:2009) về Chất dẻo - Xác định sự phơi nhiễm bức xạ trong phép thử phong hóa bằng thiết bị - Hướng dẫn chung và phương pháp thử cơ bản
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9849-1:2013 (ISO 877-1:2009) về Chất dẻo - Phương pháp phơi nhiễm với bức xạ mặt trời - Phần 1: Hướng dẫn chung
- Số hiệu: TCVN9849-1:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra