Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
VẢI TRÁNG PHỦ CAO SU HOẶC CHẤT DẺO - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN VỚI UỐN TRƯỢT VÀ CHÀ XÁT KẾT HỢP
Rubber- or plastics-coated fabrics - Determination of resistance to combined shear flexing and rubbing
Lời nói đầu
TCVN 9552:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 5981:2007.
TCVN 9552:2013 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 38 Vật liệu dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
VẢI TRÁNG PHỦ CAO SU HOẶC CHẤT DẺO - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN VỚI UỐN TRƯỢT VÀ CHÀ XÁT KẾT HỢP
Rubber- or plastics-coated fabrics - Determination of resistance to combined shear flexing and rubbing
CẢNH BÁO - Những người sử dụng tiêu chuẩn này phải có kinh nghiệm làm việc trong phòng thí nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề cập đến các vấn đề an toàn, nếu có liên quan khi sử dụng tiêu chuẩn. Người sử dụng tiêu chuẩn phải có trách nhiệm thiết lập các biện pháp an toàn, bảo vệ sức khỏe phù hợp và tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật.
Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp đánh giá độ bền với uốn trượt và chà xát kết hợp của vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo. Sự chà xát được tạo ra bằng cách sử dụng một chân ép (phương pháp A), hoặc bằng cách tiếp xúc đơn giản giữa các bề mặt của tất cả các mẫu thử (phương pháp B).
Phương pháp B (không sử dụng chân ép) được dùng nhiều hơn trong mọi trường hợp khi mà chân có thể làm hư hại mẫu thử do tác động mài mòn khi không yêu cầu tác động này, ví dụ, các vật liệu có bề mặt dính, các lớp tráng phủ nhẹ như polyuretan trên các bề mặt thô ráp.
Phép thử này có thể thực hiện trên các sản phẩm được đưa đến hoặc sau khi xử lý sơ bộ như làm ướt hoặc lão hóa nhanh.
CHÚ THÍCH Các kết quả đạt được bằng cách sử dụng phương pháp A và phương pháp B không thể so sánh với nhau do không có sự tương quan giữa hai phương pháp này.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 5120 (ISO 4287), Đặc tính hình học của sản phẩm (GPS) - Nhám bề mặt: Phương pháp Profin. Thuật ngữ, định nghĩa và các thông số nhám bề mặt
TCVN 7837-1 (ISO 2286-1), Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo - Xác định đặc tính cuộn - Phần 1: Phương pháp xác định chiều dài, chiều rộng và khối lượng thực
TCVN 8834 (ISO 2231), Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử
Một mẫu thử chịu liên tiếp các lần chà xát mài mòn nhẹ được áp dụng theo một mô hình nếp gấp thay đổi liên tục tạo ra bởi một thiết bị chà xát. Hư hỏng tạo ra trên mẫu thử được đánh giá bằng mắt.
Thiết bị gồm một máy chà xát (xem Hình 1 và Hình 2) có hai kẹp song song tạo chuyển động tịnh tiến qua lại, xác định bởi chiều dài và chiều rộng của kẹp và một chân ép (tùy chọn) ép lên phần uốn của mẫu thử.
Thiết bị có một bộ đếm và một dụng cụ để có thể đưa hai kẹp đặt cạnh nhau bằng cách thủ công.
Hầu hết các bộ đếm, do phương pháp vận hành, chỉ ghi lại một lực xung cho mỗi chuyển động qua-lại của các kẹp, nghĩa là hai lần chà xát. Trong trường hợp này, con số hiển thị trên bộ đếm phải được nhân đôi để có được số lần chà xát (ví dụ, bộ đếm hiển
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9548:2013 (ISO 1420:2001) về Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo - Xác định độ chống thấm nước
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9551:2013 (ISO 4675:1990) về Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo - Phép thử uốn ở nhiệt độ thấp
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10043:2013 (ISO 4637:1979) về Vải tráng phủ cao su – Xác định độ kết dính giữa cao su với vải – Phương pháp kéo trực tiếp
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10044:2013 (ISO 4646:1989) về Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo – Phương pháp thử va đập ở nhiệt độ thấp
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8836:2011 (ISO 8095:1990) về Vải tráng phủ PVC dùng làm vải bạt (Tarpaulins) – Các yêu cầu
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10502:2014 (ISO 5979:1982) về Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo - Xác định tính mềm dẻo - Phương pháp tạo vòng phẳng
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7837-1:2007 (ISO 2286 -1 : 1998) về Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo - Xác định đặc tính cuộn - Phần 1: Phương pháp xác định chiều dài chiều rộng và khối lượng thực
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5120:2007 (ISO 4287 : 1997) về Đặc tính hình học của sản phẩm (GPS) - Nhám bề mặt: Phương pháp Profin - Thuật ngữ, định nghĩa và các thông số nhám bề mặt
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9548:2013 (ISO 1420:2001) về Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo - Xác định độ chống thấm nước
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9551:2013 (ISO 4675:1990) về Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo - Phép thử uốn ở nhiệt độ thấp
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10043:2013 (ISO 4637:1979) về Vải tráng phủ cao su – Xác định độ kết dính giữa cao su với vải – Phương pháp kéo trực tiếp
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10044:2013 (ISO 4646:1989) về Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo – Phương pháp thử va đập ở nhiệt độ thấp
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8834:2011 (ISO 2231:1989) về Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo – Môi trường chuẩn để điều hòa và thử
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8836:2011 (ISO 8095:1990) về Vải tráng phủ PVC dùng làm vải bạt (Tarpaulins) – Các yêu cầu
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10502:2014 (ISO 5979:1982) về Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo - Xác định tính mềm dẻo - Phương pháp tạo vòng phẳng
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9552:2013 (ISO 5981:2007) về Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo - Xác định độ bền với uốn trượt và chà xát kết hợp
- Số hiệu: TCVN9552:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra