Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9395:2012

CỌC KHOAN NHỒI - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

Bored pile - Construction, check and acceptance

Lời nói đầu

TCVN 9395:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 326:2004 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9395:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CỌC KHOAN NHỒI - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

Bored pile - Construction, check and acceptance

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thi công và nghiệm thu cọc khoan nhồi bê tông cốt thép đường kính lớn hơn hoặc bằng 60 cm trừ những công trình có điều kiện địa chất đặc biệt như vùng có hang các-tơ, mái đá nghiêng.

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 5308:1991, Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.

TCVN 9393:2012, Cọc-Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục.

TCVN 9396:2012, Cọc khoan nhồi - Phương pháp xung siêu âm xác định tính đồng nhất của bê tông.

TCVN 9397:2012, Cọc - Thí nghiệm kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp động biến dạng nhỏ.

3 Thuật ngữ và định nghĩa

3.1

Cọc khoan nhồi (Bored pile)

Loại cọc tiết diện tròn được thi công bằng cách khoan tạo lỗ trong đất sau đó lấp đầy bằng bê tông cốt thép.

3.2

Dung dịch khoan (Stabilizing fluids)

Dung dịch gồm nước sạch và các hoá chất khác như bentonite, polime ... có khả năng tạo màng cách nước giữa thành hố khoan và đất xung quanh đồng thời giữ ổn định thành hố khoan.

3.3

Thép gia cường (Stiffening rings)

Vòng thép tròn đặt phía trong cốt thép chủ của lồng thép để tăng độ cứng của lồng khi vận chuyển và lắp dựng.

3.4

Con kê (Spacers)

Phụ kiện bằng thép bản hoặc xi măng-cát (hình tròn) dùng định vị lồng thép trong lỗ khoan.

4 Quy định chung

4.1 Khi thi công gần các công trình hiện có phải có biện pháp quan trắc các công trình này và lựa chọn giải pháp thi công thích hợp để đảm bảo an toàn ổn định cho chúng. Nhà thầu được đưa các giải pháp đảm bảo an toàn công trình lân cận vào giá chào thầu.

4.2 Người chịu trách nhiệm thiết kế tổ chức thi công, chọn biện pháp, thiết bị phải có trình độ và kinh nghiệm thi công cọc nhồi qua ít nhất 1 công trình tương tự, cán bộ và công nhân tham gia thi công phải được huấn luyện và đào tạo tay nghề.

4.3 Nhà thầu cần lập biện pháp thi công đầy đủ bản vẽ và thuyết minh chi tiết trình chủ đầu tư phê duyệt trước khi tiến hành thi công. Trong khi thi công phải tiến hành kiểm tra từng công đoạn, khi đạt yêu cầu mới được thi công công đoạn tiếp theo.

4.4 Nghiệm thu móng cọc khoan nhồi dựa theo các quy định hiện hành.

5 Công tác chuẩn bị

5.1 Để có đầy đủ số liệu cho thi công cọc đại trà, nhất là trong điều kiện địa chất phức tạp, các công trình quan trọng, cọc chịu tải trọng lớn, thời gian lắp dựng cốt thép, ống siêu âm và đổ bê tông một cọc kéo dài, Nhà thầu phải tiến hành thí nghiệm việc giữ thành hố khoan, thi

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9395:2012 về Cọc khoan nhồi - Thi công và nghiệm thu

  • Số hiệu: TCVN9395:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/08/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản