BÊ TÔNG NHẸ - SẢN PHẨM BÊ TÔNG BỌT VÀ BÊ TÔNG KHÍ KHÔNG CHƯNG ÁP - YÊU CẦU KỸ THUẬT.
Lightweight concrete - Foam concrete and non- autoclaved concrete products - Specification.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Phân loại
5 Hình dạng, kích thước cơ bản và ký hiệu quy ước
6 Yêu cầu kỹ thuật
7 Lấy mẫu và phương pháp thử
8 Ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
Lời nói đầu
TCVN 9029:2017 thay thế TCVN 9029:2011.
TCVN 9029:2017 do Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
BÊ TÔNG NHẸ - SẢN PHẨM BÊ TÔNG BỌT VÀ BÊ TÔNG KHÍ KHÔNG CHƯNG ÁP - YÊU CẦU KỸ THUẬT
Lightweight concrete - Foam concrete and non-autoclaved aerated concrete products - Specifications
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm bê tông bọt và sản phẩm bê tông khí đóng rắn trong điều kiện không chưng áp (một dạng bê tông tổ ong), ở dạng khối hoặc dạng tấm nhỏ không có thanh cốt gia cường, được sử dụng để xây tường, vách ngăn trong công trình xây dựng.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 9030:2017, Bê tông nhẹ - Phương pháp thử.
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1
Bê tông nhẹ (Lightweight concrete)
Bê tông có khối lượng thể tích khô nhỏ hơn 1800 kg/m3, bao gồm bê tông cốt liệu nhẹ, các loại bê tông tổ ong như bê tông bọt, bê tông khí không chưng áp, bê tông khí chưng áp (AAC).
3.2
Bê tông bọt (Foam concrete)
Bê tông nhẹ, có cấu trúc rỗng được hình thành từ một số lượng lớn các lỗ rỗng nhân tạo, phân bố một cách đồng đều trong khối sản phẩm, được hình thành bằng phương pháp tạo bọt.
3.3
Bê tông khí (Aerated concrete)
Bê tông nhẹ, có cấu trúc rỗng được hình thành từ một số lượng lớn các lỗ rỗng nhân tạo, phân bổ một cách đồng đều trong khối sản phẩm, được hình thành bằng phương pháp tạo khí.
3.4
Bê tông bọt và bê tông khí không chưng áp (Foam concrete and non-autoclaved aerated concrete)
Bê tông bọt và bê tông khí đóng rắn trong điều kiện không chưng áp, được chế tạo từ hệ xi măng poóc lăng, nước, chất tạo bọt hoặc tạo khí, có hoặc không có cốt liệu mịn, phụ gia khoáng hoạt tính và phụ gia hóa học.
3.5
Chất tạo bọt (Foaming agent)
Các chất hoạt tính bề mặt tương thích với hệ xi măng, có khả năng tạo ra các bọt, ổn định dưới tác động của lực phân tán bằng
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10654:2015 về Chất tạo bọt cho bê tông bọt - Phương pháp thử
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11415:2016 về Bê tông nhựa - Phương pháp xác định độ hao mòn cantabro
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10545:2014 về Sửa chữa mặt đường bằng vật liệu bê tông nhựa siêu mịn - Thi công và nghiệm thu
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9029:2011 về Bê tông nhẹ - Gạch bê tông bọt, khí không chưng áp – Yêu cầu kỹ thuật
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10654:2015 về Chất tạo bọt cho bê tông bọt - Phương pháp thử
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9030:2017 về Bê tông nhẹ - Phương pháp thử
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11415:2016 về Bê tông nhựa - Phương pháp xác định độ hao mòn cantabro
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10545:2014 về Sửa chữa mặt đường bằng vật liệu bê tông nhựa siêu mịn - Thi công và nghiệm thu
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9029:2017 về Bê tông nhẹ - Sản phẩm bê tông bọt và bê tông khí không chưng áp - Yêu cầu kỹ thuật
- Số hiệu: TCVN9029:2017
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2017
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/10/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực