Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8785-9:2011

SƠN VÀ LỚP PHỦ BẢO VỆ KIM LOẠI – PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – PHẦN 9: XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐỨT GÃY

Paint and coating for metal protection – Method of tests – Exposed to weathering conditions – Part 9: Degree of cracking

Lời nói đầu

TCVN 8785-9:2011 được chuyển đổi từ 22TCN 300-02 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8785-9:2011 do Viện khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 8785, Sơn và lớp phủ - Phương pháp thử trong điều kiện tự nhiên, gồm 14 phần:

TCVN 8785-1:2011, Phần 1: Hướng dẫn đánh giá hệ sơn và lớp phủ trong điều kiện tự nhiên

TCVN 8785-2:2011, Phần 2: Đánh giá tổng thể bằng phương pháp trực quan.

TCVN 8785-3:2011, Phần 3: Xác định độ mất màu.

TCVN 8785-4:2011, Phần 4: Xác định độ tích bụi.

TCVN 8785-5:2011, Phần 5: Xác định độ tích bụi (sau khi rửa nước).

TCVN 8785-6:2011, Phần 6: Xác định độ thay đổi độ bóng.

TCVN 8785-7:2011, Phần 7: Xác định độ mài mòn.

TCVN 8785-8:2011, Phần 8: Xác định độ rạn nứt.

TCVN 8785-9:2011, Phần 9: Xác định độ đứt gãy.

TCVN 8785-10:2011, Phần 10: Xác định độ phồng rộp.

TCVN 8785-11:2011, Phần 11: Xác định độ tạo vảy và bong tróc.

TCVN 8785-12:2011, Phần 12: Xác định độ phấn hóa.

TCVN 8785-13:2011, Phần 13: Xác định độ thay đổi màu.

TCVN 8785-14:2011, Phần 14: Xác định mức độ phát triển của nấm và tảo.

 

SƠN VÀ LỚP PHỦ BẢO VỆ KIM LOẠI – PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – PHẦN 9: XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐỨT GÃY

Paint and coating for metal protection – Method of tests – Exposed to weathering conditions – Part 9: Degree of cracking

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra phương pháp xác định độ đứt gãy của màng sơn sau khi được thử nghiệm phơi mẫu tự nhiên.

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8785-1:2011, Sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại – Phương pháp thử trong Điều kiện tự nhiên – Phần 1: Hướng dẫn đánh giá hệ sơn và lớp phủ trong điều kiện tự nhiên.

3 Nguyên tắc

Màng sơn thử nghiệm được rửa sạch bề mặt bằng nước, sau đó đánh giá bằng mắt độ đứt gãy của màng bằng kính hiển vi hoặc kính lúp với độ phóng đại 10 lần, bằng cách so sánh với mẫu chuẩn đồ họa biểu diễn các mức độ rạn nứt của màng sơn.

4 Thiết bị, dụng cụ và vật liệu

4.1 Bàn chải sợi bông

Nếu như tấm mẫu đã được sử dụng cho thử nghiệm khác thì không cần đến bàn chải sợi bông và nước rửa bởi vì một phần của tấm mẫu có thể đã được rửa.

4.2 Kính hiển vi hoặc kính lúp với độ phóng đại 10 lần.

4.3 Mẫu tiêu chuẩn đồ họa (Hình 1) và (Hình 2) để so sánh với màng sơn thử nghiệm.

4.4 Nước sạch dùng để rửa tấm mẫu. Nước máy có thể được sử dụng.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8785-9:2011 về Sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại – Phương pháp thử trong điều kiện tự nhiên – Phần 9: Xác định độ nứt gãy

  • Số hiệu: TCVN8785-9:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/08/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản