Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8290 : 2009

ISO 8598 : 1996

QUANG HỌC VÀ DỤNG CỤ QUANG HỌC - MÁY ĐO TIÊU CỰ

Optics and optical instruments - Focimeters

Lời nói đầu

TCVN 8290 : 2009 được chuyển đổi từ 52TCN-TTB 0033 : 2004 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8290 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 8598 : 1996 và bản đính chính kỹ thuật 1:1998.

TCVN 8290 : 2009 do Viện trang thiết bị và công trình y tế biên soạn, Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

QUANG HỌC VÀ DỤNG CỤ QUANG HỌC - MÁY ĐO TIÊU CỰ

Optics and optical instruments - Focimeters

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với máy đo tiêu cự hiển thị liên tục và máy đo tiêu cự làm tròn số, có thể đo được trị số thấu kính, trị số lăng kính, của mắt kính cầu và mắt kính loạn, kể cả mắt kính đã lắp vào gọng và kính áp tròng và với mắt kính nào có thể được định hướng và đánh dấu.

CHÚ THÍCH 1: Để đo trị số của mắt kính kính áp tròng, xem ISO 93371)

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là rất cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8291 : 2009 (ISO 7944 : 1998) Quang học và dụng cụ quang học - Bước sóng quy chiếu.

TCVN 8293 : 2009 (ISO 8429 : 1996) Quang học và dụng cụ quang học - Nhãn khoa - Thước tròn chia độ.

TCVN 8294 : 2009 (ISO 9342 : 1996)2) Quang học và dụng cụ quang học - Mắt kính thử để hiệu chỉnh máy đo tiêu cự.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Máy đo tiêu cự (Focimeter)

Dụng cụ để đo các trị số của thấu kính và lăng kính của mắt kính cầu và mắt kính loạn, để đánh dấu kính chưa cắt và để kiểm tra độ chính xác việc lắp mắt kính vào gọng kính.

3.2. Máy đo tiêu cự hiển thị liên tục (Continuously indicating focimeter)

Máy đo tiêu cự có thang đo liên tục.

3.3. Máy đo tiêu cự làm tròn hiện số (Digitally rounding focimeter)

Máy đo tiêu cự hiển thị giá trị số đo đã làm tròn đến giá trị tăng lên gần nhất.

3.4. Gá đỡ mắt kính (Lens support)

Lỗ ống kính trên máy đối diện với mắt kính hoặc tiếp xúc mắt kính được đặt lên để đo.

CHÚ THÍCH 2 Máy đo tiêu cự đo trị số thấu kính liên quan tới bề mặt đặt đối diện với khung đỡ mắt kính.

3.5. Ray điều chỉnh (Adjusting rail)

Ray hoặc thanh di động được sử dụng như là trục đối chứng cho kính đeo mắt trong khi đo, nó thẳng hàng vuông góc với trục quang học của máy đo tiêu cự và song song với hướng trục 0° đến 180°.

CHÚ THÍCH 3 Còn gọi là bàn mắt kính hoặc khung nghỉ.

3.6. Kinh tuyến chính (Principal meridians)

Hai kinh tuyến của mắt kính loạn thị (xem 3.10) chứa trục quang học; một kinh tuyến có độ khúc xạ lớn nhất, kinh tuyến khác có độ khúc xạ nhỏ nhất.

CHÚ THÍCH 4 Hai kinh tuyến chính

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8290:2009 (ISO 8598 : 1996) về Quang học và dụng cụ quang học - Máy đo tiêu cự

  • Số hiệu: TCVN8290:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/08/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản