Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8287-2 : 2009

ISO 4378-2 : 2009

Ổ TRƯỢT - THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI VÀ KÝ HIỆU - PHẦN 2: MA SÁT VÀ MÒN

Plain bearings - Terms, definitions, classification and symbols - Part 2: Friction and wear

Lời nói đầu

TCVN 8287-2 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 4378-2 : 2009.

TCVN 8287-2 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 4 Ổ lăn, ổ đỡ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 8287 (ISO 4378), Ổ trượt - Thuật ngữ, định nghĩa, phân loại và ký hiệu gồm 4 phần:

- Phần 1: Kết cấu, vật liệu ổ và cơ tính của vật liệu

- Phần 2: Ma sát và hao mòn

- Phần 3: Bôi trơn

- Phần 4: Ký hiệu cơ bản

ISO 4878, Plain bearings - Terms, definitions, classification and symbols (Ổ trượt - Thuật ngữ, định nghĩa, phân loại và ký hiệu) còn có phần sau:

- ISO 4378-5, Part 5: Application of symbols (Phần 5: Ứng dụng các ký hiệu).

 

Ổ TRƯỢT - THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI VÀ KÝ HIỆU - PHẦN 2: MA SÁT VÀ MÒN

Plain bearings - Terms, definitions, classification and symbols - Part 2: Friction and wear

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ thông dụng nhất liên quan đến bôi trơn của các ổ trượt cùng với các định nghĩa và phân loại đối với các thuật ngữ này.

Đối với một số các thuật ngữ và tập hợp từ, có thể sử dụng các dạng rút gọn của chúng trong trường hợp đã rõ ràng. Các thuật ngữ có khả năng tự giải thích sẽ không có các định nghĩa kèm theo.

1. Thuật ngữ chung

1.1. Ma sát ngoài

Lực và hiệu năng của nó chuyển động tương đối giữa hai vật thể tại vùng tiếp xúc thực có hướng tiếp tuyến với các bề mặt này.

1.2. Ma sát trong

Lực và hiệu năng của nó chuyển động tương đối của các phần hoặc bộ phận so với các phần khác hoặc vật thể trong cùng vật thể.

1.3. Ma sát

Lực và hiệu năng của nó chống lại chuyển động tương đối tác dụng theo phương tiếp tuyến với giữa hai vật thể một vật thể chuyển động hoặc đứng yên so với bề mặt của vật kia dưới tác động của một ngoại lực.

1.4. Lực ma sát

Lực do ma sát tạo ra.

1.5. H số ma sát

Tỷ số giữa lực ma sát của hai vật thể và lực pháp tuyến các vật thể này lại với nhau.

1.6. Góc ma sát

Góc mà tang của nó bằng tỷ số giữa lực ma sát và lực pháp tuyến (hệ số ma sát).

1.7. Mòn

Quá trình mòn hoặc kết quả của một quá trình mòn.

1.8. Quá trình mòn

Quá trình một bề mặt tiếp xúc vật rắn trong các điều kiện ma sát, biểu hiện sự suy giảm kích thước và/hoặc thay đổi hình dạng của vật thể.

CHÚ THÍCH: Theo nghĩa rộng, ít khi quá trình mòn dẫn đến sự tăng lên thường xuyên các kích thước bề mặt của vật thể trên mà không gây ra mất mát về chất.

1.9. Tốc độ mòn

Lượng mòn trên một chiều dài quãng đường trượt hoặc trong một khoảng thời gian.

CHÚ THÍCH: Cần có sự phân biệt giữa tốc độ mòn “tức t

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8287-2:2009 (ISO 4378-2 : 2009) về Ổ trượt -Thuật ngữ, định nghĩa, phân loại và ký hiệu - Phần 2: Ma sát và mòn

  • Số hiệu: TCVN8287-2:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản