Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8164 : 2009

ISO 13910 : 2005

GỖ KẾT CẤU - GIÁ TRỊ ĐẶC TRƯNG CỦA GỖ PHÂN CẤP THEO ĐỘ BỀN - LẤY MẪU, THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ TRÊN TOÀN BỘ KÍCH THƯỚC MẶT CẮT NGANG

Structural timber - Characteristic values of strength graded timber - Sampling, full-size testing and evaluation

Lời nói đầu

TCVN 8164 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 13910 : 2005.

TCVN 8164 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC165 Gỗ và sản phẩm gỗ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về lấy mẫu, thử nghiệm và đánh giá các giá trị đặc trưng của các chỉ tiêu kết cấu đối với gỗ xẻ có cấp và kích cỡ xác định để sử dụng trong quy chuẩn thiết kế kết cấu xây dựng. Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu mang tính định tính và các chỉ tiêu cần xác định cũng tương tự như các chỉ tiêu đó trong điều kiện sử dụng thực tế và các giá trị độ bền đặc trưng thu được sẽ được sử dụng trong quy chuẩn thiết kế kết cấu xây dựng. Mục đích của việc xác định các giá trị độ bền đặc trưng nhằm đưa ra được khả năng chịu tải xác thực. Do đó, các thuật ngữ như “độ bền uốn”, “độ bền trượt”, “độ bền kéo” v.v... liên quan đến các giá trị tải trọng sử dụng và kiểu phá hủy dự kiến.

Tiêu chuẩn này không nhằm đánh giá tất cả các chỉ tiêu của tất cả các cấp và kích cỡ của gỗ được sử dụng trong công trình xây dựng. Các yêu cầu đánh giá đặc biệt được quy định trong quy chuẩn xây dựng, sổ tay chất lượng hoặc các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn vật liệu khác.

Tài liệu này là tiêu chuẩn đã được đồng thuận cấp quốc tế để xác định các chỉ tiêu kết cấu đối với gỗ phân cấp theo độ bền. Các tiêu chuẩn khác liên quan đến phép xác định các chỉ tiêu kết cấu có thể phù hợp với tiêu chuẩn này miễn là thiết lập được sự tương đương giữa các tiêu chuẩn với nhau.

Phiên bản đầu tiên của ISO 13910 còn có các điều liên quan đến lấy mẫu và đánh giá các giá trị đặc trưng của gỗ phân cấp theo độ bền. Ban kỹ thuật ISO/TC 165 đã soát xét có bổ sung thêm một số điều (liên quan đến lấy mẫu, thử nghiệm và đánh giá từng chỉ tiêu riêng).

 

GỖ KẾT CẤU - GIÁ TRỊ ĐẶC TRƯNG CỦA GỖ PHÂN CẤP THEO ĐỘ BỀN - LẤY MẪU, THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ TRÊN TOÀN BỘ KÍCH THƯỚC MẶT CẮT NGANG

Structural timber - Characteristic values of strength-graded timber - Sampling, full-size testing and evaluation

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu, quy trình thử nghiệm và đánh giá trên toàn bộ kích thước mặt cắt ngang của gỗ xẻ để xác định các giá trị đặc trưng của các chỉ tiêu kết cấu đối với gỗ xẻ sử dụng trong các quy chuẩn thiết kế kết cấu xây dựng. Tiêu chuẩn này đưa ra các phương pháp thiết lập mức độ tương đương với các tiêu chuẩn khác để thử nghiệm và đánh giá các chỉ tiêu đặc trưng của gỗ kết cấu.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho gỗ xẻ có mặt cắt ngang hình chữ nhật chịu tải trọng ngắn hạn (khoảng 1 min). Quy trình đánh giá này không phục vụ mục đích quản lý chất lượng hoặc nghiệm thu lô gỗ.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ASTM D198, Standard test methods of static tests of lumber in structural sizes (Tiêu chuẩn phương pháp thử tĩnh đối với gỗ xẻ ở kích thước kết cấu).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Giá trị đặc trưng (characteristic value)

Phân vị chuẩn của phân bố thống

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8164:2009 (ISO 13910 : 2005) Gỗ kết cấu - Giá trị đặc trưng của gỗ phân cấp theo độ bền - Lấy mẫu, thử nghiệm và đánh giá trên toàn bộ kích thước mặt cắt ngang

  • Số hiệu: TCVN8164:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản