Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7329 : 2003

ISO 11650 : 1999

TÍNH NĂNG CỦA THIẾT BỊ THU HỒI VÀ / HOẶC TÁI SINH MÔI CHẤT LẠNH

Performance of refrigerant recovery and / or recycling equypment

Lời nói đầu

TCVN 7329: 2003 hoàn toàn tương đương với ISO 11650 : 1999.

TCVN 7329: 2003 do Ban kỹ thuật TCVN/TC 86 Máy lạnh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

TÍNH NĂNG CỦA THIẾT BỊ THU HỒI VÀ / HOẶC TÁI SINH MÔI CHẤT LẠNH

Performance of refrigerant recovery and / or recycling equypment

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định trang bị thử, hỗn hợp khí thử, quy trình lấy mẫu thử và kỹ thuật phân tích dùng để xác định tính năng của thiết bị thu hồi và / hoặc tái sinh môi chất lạnh (sau đây được gọi là "thiết bị").

Tiêu chuẩn này cũng quy định các môi chất lạnh dùng để đánh giá thiết bị, nghĩa là các môi chất lạnh hydrocacbon halogen và các hỗn hợp hydrocacbon halogen.

Tiêu chuẩn này không dùng để hướng dẫn xác định mức chất bẩn tối đa trong môi chất lạnh tái sinh được dùng trong các ứng dụng khác nhau.

Tiêu chuẩn này không quy định các yêu cầu về an toàn. Sản phẩm được thiết kế, chế tạo, lắp ráp và lắp đặt cần tuân theo các yêu cầu về an toàn đã được thừa nhận.

2. Thuật ngữ và Định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1. Thu hồi (Recover): Tháo môi chất lạnh ở tình trạng nào đó ra khỏi một hệ thống và lưu giữ môi chất lạnh này trong một bình chứa bên ngoài.

2.2. Tái sinh (Recycle): Giảm các chất bẩn trong môi chất lạnh đã qua sử dụng bằng cách tách dầu nhờn, loại bỏ các chất không ngưng tụ và dùng các dụng cụ như các bộ lọc-sấy để giảm hơi ẩm, độ axit và các tạp chất dạng hạt.

2.3. Tái chế (Reclaim): Chế biến lại môi chất lạnh đã qua sử dụng theo đặc tính của môi chất lạnh mới và kiểm tra bằng phân tích hóa học môi chất lạnh đã xử lý để nó đáp ứng được các đặc tính của môi chất lạnh mới.

CHÚ THÍCH - Sự nhận diện các chất bẩn và các phân tích hóa học yêu cầu được quy định trong các tiêu chuẩn nhà nước hoặc các tiêu chuẩn quốc tế về các đặc tính của môi chất lạnh mới.

2.4. Mẫu thử môi chất lạnh nhiễm bẩn tiêu chuẩn (Standard contaminated refrigerant sample): Hỗn hợp của môi chất lạnh mới hoặc môi chất lạnh đã được tái chế và lượng chất bẩn đã biết quy định để tạo thành hỗn hợp thử trên thiết bị được thử.

CHÚ THÍCH - Mức độ của chất bẩn chỉ yêu cầu trong điều kiện thử nghiêm ngặt.

2.5. Lưu lượng môi chất lạnh tái sinh (Recycle flow rate): Lượng môi chất lạnh được xử lý chia cho thời gian trôi qua trong chế độ tái sinh.

CHÚ THÍCH - Đối với thiết bị thực hiện một trình tự tái sinh tách biệt, lưu lượng môi chất lạnh tái sinh không tính đến lưu lượng môi chất lạnh thu hồi (hoặc thời gian trôi qua trong chế độ thu hồi). Đối với thiết bị không thực hiện trình tự tái sinh là lưu lượng chỉ dựa trên cơ sở lưu lượng thu hồi cao hơn của chất lỏng hoặc hơi có các mức chất bẩn đã được xác định.

2.6. Phương pháp nén-hút (Compression-suction method): Phươngpháp thu hồi chuyển môi chất lạnh lỏng từ một hệ thống sang một bình thu hồi bằng cách hạ thấp áp suất trong bình chứa và nâng cao áp suất trong hệ thống và bằng cách nối một đường ống riêng giữa cửa chất lỏng của hệ thống và bình chứa (xy lanh).

2.7. Thiết

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7329:2003 (ISO 11650 : 1999) về Tính năng của thiết bị thu hồi và/hoặc tái sinh môi chất lạnh

  • Số hiệu: TCVN7329:2003
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 26/12/2003
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/08/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản