Hệ thống pháp luật

TCVN 7155:2002

ISO 718:1990

DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG THỦY TINH - SỐC NHIỆT VÀ ĐỘ BỀN SỐC NHIỆT - PHƯƠNG PHÁP THỬ

Laboratory glassware - Thermal shock and thermal shock endurance - Test methods

 

Lời nói đầu

TCVN 7155:2002 hoàn toàn tương đương với ISO 718:1990.

TCVN 7155:2002 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 48 Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG THỦY TINH - SỐC NHIỆT VÀ ĐỘ BỀN ĐỘ BỀN SỐC NHIỆT - PHƯƠNG PHÁP THỬ

Laboratory glassware - Thermal shock and thermal shock endurance - Test methods

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định sự sốc nhiệt và quy trình xác định độ bền sốc nhiệt của dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh ở điều kiện sử dụng của khách hàng.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho dụng cụ bằng thủy tinh thạch anh và bình chứa bằng thủy tinh natri canxi silicat.

Thử các bình chứa bằng thủy tinh natri canxi silicat đã tôi theo ISO 7459.

2. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau đây.

2.1. Sốc nhiệt (thermal shock): Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột tác dụng lên các dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh.

2.2. Độ bền sốc nhiệt t50 (thermal shock endurance): Sự chênh lệch nhiệt độ được nội suy bằng phép hồi quy tuyến tính khi đó 50% mẫu thử bị phá hủy.

2.3. Sự biến thiên nhiệt độ (temperature variation): Sự chênh lệch tại bất kỳ thời điểm nào giữa nhiệt độ ở trung tâm không gian làm việc và nhiệt độ ở bất kỳ điểm nào khác so với điểm ở trung tâm không gian làm việc trong bể làm lạnh hoặc lò thí nghiệm.

2.4. Sự thăng giáng nhiệt độ (temperature fluctuation): Sự thay đổi nhiệt độ trong một khoảng thời gian ngắn tại bất kỳ điểm nào trong không gian làm việc của bể làm lạnh hoặc lò thí nghiệm.

3. Thiết bị, dụng cụ

3.1. Bể làm lạnh, gồm một bể hoặc thùng có thể tích ít nhất bằng năm lần tổng thể tích mẫu thử được thử cùng một lúc. Bể được lắp thiết bị tuần hoàn nước, nhiệt kế và bộ điều nhiệt có khả năng duy trì nhiệt độ nước trong phạm vi ±1oC ở giải nhiệt độ thấp theo quy định, t2, trong khoảng từ 0oC đến 27oC.

CHÚ THÍCH 1 Tổng thể tích mẫu được lấy là tổng thể tích của các mẫu riêng lẻ nếu các mẫu đều ở dạng đặc.

3.2. Lò thí nghiệm, thích hợp nhất là loại lò được đốt nóng bằng điện với khoảng nhiệt độ lên đến ít nhất là 300oC. Lò được lắp thiết bị tuần hoàn không khí để đảm bảo sự biến thiên nhiệt độ không vượt quá ± 5oC và bộ điều nhiệt có khả năng duy trì và ổn định sự thăng giáng nhiệt độ là ±1oC ở nhiệt độ 180oC ± 2oC ở nhiệt độ trong khoảng từ 180oC đến 300oC.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7155:2002 (ISO 718:1990) về Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Sốc nhiệt và độ bền sốc nhiệt - Phương pháp thử

  • Số hiệu: TCVN7155:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 22/11/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/08/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản