Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6805 : 2001

ISO 10226 : 1991

QUẶNG NHÔM - PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM KIỂM TRA ĐỘ LỆCH LẤY MẪU

Aluminium ores - Experimental methods for checking the bias of sampling

Lời nói đầu

TCVN 6805 : 2001 hoàn toàn tương đương với ISO 10226 : 1991

TCVN 6805 : 2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC129 "Quặng nhôm" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

QUẶNG NHÔM - PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM KIỂM TRA ĐỘ LỆCH LẤY MẪU

Aluminium ores - Experimental methods for checking the bias of sampling

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thực nghiệm kiểm tra độ lệch lấy mẫu quặng nhôm, khi việc lấy mẫu được tiến hành theo TCVN 6803 : 2001 (ISO 8685).

Chú thích 1 - Phương pháp này cũng áp dụng để kiểm tra độ lệch chuẩn bị mẫu, khi tiến hành chuẩn bị mẫu theo TCVN 2823 : 1999 (ISO 6140).

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 2823 : 1999 (ISO 6140) Quặng nhôm - Chuẩn bị mẫu.

TCVN 6803 : 2001 (ISO 8685) Quặng nhôm - Qui trình lấy mẫu.

3. Quy định chung

3.1. Trong các phương pháp thực nghiệm nêu ở tiêu chuẩn này, kết quả của phương pháp cần kiểm tra (gọi là Phương pháp B) được so sánh với kết quả của phương pháp đối chứng (gọi là Phương pháp A) mà về mặt kỹ thuật và thực nghiệm, được xem là phương pháp cho kết quả gần như không có độ lệch.

Trong trường hợp, về mặt thống kê, không có độ lệch đáng kể giữa các kết quả đạt được bằng Phương pháp B và Phương pháp A, thì chấp nhận Phương pháp B là phương pháp thường dùng.

Chú thích 2 - Trong tiêu chuẩn này, độ lệch được đánh giá bằng việc ứng dụng thử nghiệm t (một phía) ở mức ý nghĩa 5%, bằng cách định rõ xem độ lệch giữa kết quả của Phương pháp A và Phương pháp B đúng với độ chênh lệch ngẫu nhiên hoặc kết quả đó là độ chênh lệch thống kê.

Số lần đo song song không được ít hơn 20. Số lượng cặp số liệu cần thiết phụ thuộc vào độ lệch chuẩn của chênh lệch từ 20 cặp số liệu và giá trị độ lệch d , được xác định theo quy định tại điều 5.

Có thể sử dụng bất cứ đặc tính chất lượng hóa hoặc lý. Những đặc tính thường được sử dụng nhiều nhất là nhôm oxit, silic oxit và hàm lượng ẩm. Để khẳng định rằng không có độ lệch, độ lệch thường được xác định không chỉ bằng một thông số, mà bằng một vài thông số, tốt nhất là những thông số cần quan tâm. Các đặc tính phân tích cần được định rõ trước khi thực nghiệm bắt đầu. Khi các mẫu đơn dùng cho Phương pháp A và B có thể lấy từ những phần quặng kề liền nhau thì việc chuẩn bị và thử nghiệm nên tiến hành trên từng mẫu đơn riêng. Không bao giờ sử dụng số liệu tổng hợp đối với mẫu đơn, mẫu phụ hoặc mẫu chung để so sánh.

Phương pháp phân tích số liệu thực nghiệm mô tả ở điều 5 cũng có thể áp dụng để kiểm tra khả năng chênh lệch đáng kể của kết quả thu nhận từ các mẫu lấy từ các vị trí khác nhau của một lô quặng. Thí dụ: từ điểm chất quặng và điểm tháo quặng.

3.2. Sau khi tiến hành một loạt thực nghiệm, nên lặp lại thực nghiệm trong những khoảng thời gian đều đặn và khi có thay đổi về chất lượng quặng. Thực nghiệm cũng phải được lặp lại khi có những thay đổi về thiết bị hoặc việc cung cấp quặng.

4. Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu.

4.1. Lấy mẫu

Phương pháp đối chứng (Phương pháp

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6805:2001 (ISO 10226 : 1991) về Quặng nhôm – Phương pháp thực nghiệm kiểm tra độ lệch lấy mẫu

  • Số hiệu: TCVN6805:2001
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2001
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/08/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản