Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6373 : 1998

RUNG CƠ HỌC - YÊU CẦU VỀ CHẤT LƯỢNG CÂN BẰNG RÔTO - XÁC ĐỊNH LƯỢNG MẤT CÂN BẰNG DƯ CHO PHÉP

Mechanical vibration - Balance quality requirements of rigid rotors- Determination of permissible residual unbalance

Lời nói đầu

TCVN 6373 : 1998 được biên soạn dựa trên việc tham khảo tiêu chuẩn ISO 3945 : 1977.

TCVN 6373 : 1998 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/SC 1 Các vấn đề chung về cơ khí biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

RUNG CƠ HỌC - YÊU CẦU VỀ CHẤT LƯỢNG CÂN BẰNG RÔTO - XÁC ĐỊNH LƯỢNG MẤT CÂN BẰNG DƯ CHO PHÉP

Mechanical vibration - Balance quality requirements of rigid rotors- Determination of permissible residual unbalance

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về chất lượng cân bằng để xác định lượng mất cân bằng dư cho phép của rô to cứng bao gồm:

a) biểu thị lượng mất cân bằng trong một hoặc hai mặt phẳng;

b) phương pháp xác định lượng mất cân bằng dư cho phép;

c) phương pháp phân bố lượng mất cân bằng trên các mặt phẳng cân bằng;

d) phương pháp nhận biết trạng thái mất cân bằng dư của rôto bằng cách đo,

e) tổng các sai số kết hợp với việc nhận biết lượng mất cân bằng dư.

2. Quy định chung

2.1. Biểu thị trạng thái mất cân bằng

Trạng thái lượng mất cân bằng của rôto được biểu thị bằng các đại lượng véctơ theo các cách khác nhau, như quy định trên các hình vẽ 1a) đến 1f).

Đối với đa số rôto, lượng mất cân bằng được đo trong hai mặt phẳng như minh họa trên các hình 1a) đến 1c) .

2.2. Các ảnh hưởng của lượng mất cân bằng

Rô to mất cân bằng tạo ra không chỉ lực tác dụng tên ổ đỡ và nền móng, mà còn gây rung động máy. Ở bất kỳ tốc độ nào, cả hai ảnh hưởng trên phụ thuộc chủ yếu vào tỉ lệ hình học và phân bố khối lượng của rôto và máy, vào độ cứng vững động lực học của ổ đỡ và nền móng.

Trong nhiều trường hợp, mất cân bằng tĩnh quan trọng như mất cân bằng ngẫu lực. Hai lượng mất cân bằng trong các mặt phẳng khác nhau ở trong cùng một hướng thường gây ra rung động lớn hơn so với hai lượng mất cân bằng bằng nhau trong các hướng ngược nhau.

Tương tự, có các trường hợp trong đó mất cân bằng ngẫu lực gây ra rung phá đặc biệt. Ví dụ rôto có khoảng cách giữa các ổ đỡ nhỏ hơn khoảng cách giữa các mặt phẳng cân bằng (Rôto có các đĩa công xôn tại hai đầu). Trong trường hợp này, tải trọng tác động lên ổ đỡ do mất cân bằng ngẫu lực sẽ lớn hơn do mất cân bằng tĩnh.

Kích thước tính bằng milimét

Đại lượng véc tơ tính bằng gam milimét

a) Véc tơ mất cân bằng trong mỗi mặt phẳng cân bằng I và II

d) Véc tơ mất cân bằng tổng hợp với mômen mất cân bằng, liên quan đến hai mặt phẳng cân bằng I và II

Véc tơ mất cân bằng tổng hợp có thể được đặt ở bất cứ chỗ nào, ví dụ ở một trong hai mặt

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6373:1998 về Rung cơ học – Yêu cầu về chất lượng cân bằng rôto – Xác định lượng mất cân bằng dư cho phép

  • Số hiệu: TCVN6373:1998
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1998
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/08/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản