Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG TÀU BIỂN VỎ THÉP - PHẦN 8C: TÀU LẶN
Rules for the classification and construction of sea-going steel ships - Part 8C: Submersibles
1.1.1. Phạm vi áp dụng
1. Những quy định ở Phần này được áp dụng cho các tàu lặn dưới đây có thân chịu áp lực và cho các hệ thống phụ trợ.
(1) Tàu lặn hoạt động ở vùng không hạn chế và có tàu mẹ hỗ trợ.
(2) Tàu lặn hoạt động ở vùng đã được xác định trước và được hỗ trợ bằng tàu phục vụ và trạm phục vụ trên bờ.
2. Các tàu lặn và hệ thống phụ trợ của chúng phải thỏa mãn các yêu cầu quy định ở Phần này, không phụ thuộc vào quy định ở các Phần khác trừ Chương 1 Phần 1-A và Phần 1- B - TCVN 6259 -1 :2003.
1.1.2. Tàu lặn đặc biệt
Các tàu lặn đặc biệt và hệ thống phụ trợ cho tàu lặn không thể áp dụng trực tiếp các yêu cầu của Phần này phải được Đăng kiểm xem xét và chấp nhận trong từng trường hợp cụ thể tùy theo chiều sâu lặn tối đa, quy trình hoạt động, v.v...
1.1.3. Thay thế tương đương
Các tàu lặn và hệ thống phụ trợ cho tàu lặn không thỏa mãn các yêu cầu ở Phần này có thể được Đăng kiểm chấp nhận nếu sau khi kiểm tra và xem xét Đăng kiểm thấy chúng tương đương với những quy định ở Chương này.
1.1.4. Những yêu cầu bổ sung
Đăng Kiểm có thể áp dụng thêm các yêu cầu bổ sung nếu xét thấy cần thiết.
1.1.5. Tài liệu hướng dẫn vận hành
1. Phải trang bị cho tàu lặn tài liệu hướng dẫn vận hành bao gồm các danh mục dưới đây để đảm bảo an toàn cho người và tàu lặn và phải trình cho Đăng Kiểm một bộ bản sao của tài liệu hướng dẫn vận hành này.
(1) Độ sâu lặn tối đa và các độ sâu lặn khai thác khác
(2) Thao tác bằng tay các cửa của các lỗ khoét để ra vào trên thân chịu áp lực của tàu lặn.
(3) Vận hành các máy móc, thiết bị và dụng cụ
(4) Trình tự lặn xuống và nổi lên
(5) Những thay đổi về trọng lượng riêng của nước biển, biến dạng do sức ép theo độ sâu lặn và các thay đổi về tính nổi do nhiệt độ nước biển
(6) Áp suất bên trong để duy trì điều kiện xác định cho con người trong thân chịu áp lực của tàu lặn để ý đến việc cung cấp không khí hoặc ôxy, loại bỏ CO2, điều hòa không khí và giới hạn cho phép đối với các khí độc
(7) Sự tăng và giảm áp suất bên trong nếu thân chịu áp lực của tàu lặn được kết cấu để tăng áp suất bên trong.
(8) Bảo dưỡng hàng ngày và bảo dưỡng định kỳ
(9) Kiểm tra hàng ngày
(10) Sử dụng các phương tiện cứu sinh
(11) Sử dụng các phương tiện chữa cháy và sơ đồ phòng chống cháy
(12) Sử dụng ắc quy (kể cả quy trình nạp và thời hạn sử dụng của ắc quy)
(13) Tốc độ tối đa và các giới hạn về độ chúi ở cả hai trạng thái trên mặt nước và dưới nước và đặc tính va chạm ở đuôi tàu
(14) Các điều kiện thời tiết và tình trạng của biển cho
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 21:2010/BGTVT về quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 03:2009/BGTVT về giám sát kỹ thuật và đóng tàu biển cỡ nhỏ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6259-5:2003/SĐ 2:2005 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Phần 5: Phòng, phát hiện và chữa cháy
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13831:2023 (ISO 24803:2017) về Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với nhà cung cấp dịch vụ lặn với mục đích
- 1Quyết định 41/2003/QĐ-BKHCN ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 21:2010/BGTVT về quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 03:2009/BGTVT về giám sát kỹ thuật và đóng tàu biển cỡ nhỏ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6272:2003 về Quy phạm thiết bị nâng hàng tàu biển do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6259-3:2003 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Phần 3: Hệ thống máy tàu
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6259-5:2003/SĐ 2:2005 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Phần 5: Phòng, phát hiện và chữa cháy
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6259-6:2003 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Phần 6: Hàn
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6259-1A: 2003 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Phần 1A: Quy định chung về hoạt động giám sát
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6259-1B: 2003 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Phần 1B: Quy định chung về phân cấp tàu
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6259-7A:2003 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Phần 7A: Vật liệu
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13831:2023 (ISO 24803:2017) về Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với nhà cung cấp dịch vụ lặn với mục đích
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6259-8C:2003 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Các tàu chuyên dùng - Phần 8C: Tàu lặn
- Số hiệu: TCVN6259-8C:2003
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2003
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra